Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 46)

trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay

2.1.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ thực tiễn áp dụng quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015 về biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” của các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây cho thấy đã phần nào phát huy được tác dụng tích cực, tạo điều kiện cho việc xác định đúng đối tượng phạm tội, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Nhìn một cách tổng thể có thể thấy việc áp dụng biện pháp này của các Cơ quan có thẩm quyền tại thành phố Hồ Chí Minh cơ bản là đảm bảo đúng pháp luật và đúng đối tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này trên địa bàn Thành phố vẫn còn những hạn chế và vướng mắcnhất định. Cụ thể là số lượng các trường hợp sau khi giữ người khẩn cấp nhưng sau đó không xử lý được về hình sự; giữ khẩn cấp sau đó đã có lệnh bắt người bị giữ nhưng không được Viện kiểm sát phê chuẩnvẫn còn không ít; hay trong hoàn cảnh có đối tượng cần thiết phải giữ khẩn cấp nhưng vì chưa

có lệnh giữ nên cũng không thể áp dụng biện pháp nàydẫn đến những khó khăn trong việc ngăn chặn tội phạm cũng như việc điều tra, khám phá tội phạm, có trường hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội…

Những hạn chế nêu trên đây đã phần nào làm cho việc áp dụng “biện pháp giữ

người trong trường hợp khẩn cấp” ở thành phố Hồ Chí Minhchưa thật đạt hiệu quả như mong muốn, trong một số các trường hợp buộc phải bỏ sót các đối tượng phạm tội, đáng nói nhất là các đối tượng chuẩn bị hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho quần chúng nhân dân và nguy hiểm cho cả những người làm nhiệm vụ.

2.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với việc tham khảo ý kiến của các cán bộ hoạt động thực tiễn trong các Cơ quan có thẩm quyền và việc phân tích các số liệu thống kê được Viện kiểm sát và Cơ quan thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, có thể nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh là:

Thứ nhất, phương diện lập pháp, Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về các các

trường hợp được giữ khẩn cấp chưa thật sự cụ thể, chặt chẽ và thiếu sự thống nhất ở một số nội dung cụ thể sau:

Một là, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 “có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” là còn chưa cụ thể, rõ ràng và cũng chưa thật phù hợp với quy định của

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị thực hiện tội phạm. Cụ thể:

- Quy định về trường hợp khẩn cấp thứ nhất này của BLTTHS chưa cụ thể, rõ ràng thể hiện ở chỗ như thế nào là đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” chưa được phản ánh trong quy định tại trường hợp được giữ khẩn cấp này. Vì vậy, để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đủ căn cứ giữ khẩn cấp gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn. Vậy, căn cứ vào đâu để xác định tội mà người đó hoặc những người đó đang chuẩn bị thực hiện khi được thực hiện sẽ cấu thành tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng khi trong quy định về tội phạm đó có đầy đủ các khung (khoản) quy định đủ các loại tội phạm theo cách phân loại của Bộ luật hình sự. “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể”, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Ở trường hợp này, hành vi phạm tội chưa được thực hiện, cho nênvấn đề đặt ra là làm thể nào để việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp vừa kịp thời, vừa chính xác, tránh sai lầm không đáng có gây ảnh hưởng đến quyền con người. Cần có tiêu chí cụ thể, rõ ràng về căn cứ chứng tỏ người đó đang chẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Quy định trường hợp được giữ khẩn cấp thứ nhất này còn chung chung, chưa thống nhất với quy định của BLHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị thực hiện tội phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015 thì không phải tất cả các trường hợp chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ người nào chuẩn bị thực hiện các tội phạm quy định tại một trong số các Điều, từ Điều 108 đến Điều 123; Điều 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và Điều 324 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nếu quy định chung chung như điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS thì sẽ dẫn đến việc giữ người tùy tiện, tràn lan không cần thiết. Có thể có nhiều phương án khắc phục hạn chế, bất cập trong quy định về trường hợp khẩn cấp này như: giải thích rõ ràng, cụ thể trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 theo hướng cụ thể hơn cho phù hợp với quy định của BLHS đã nêu trên.

Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp giữ người trong trườn hợp khẩn cấp nhưng người bị giữ không chấp hành hoặc có hành vi chống trả thì lực lượng tiến hành việc giữ đối tượng sẽ gặp khó khăn, có nên hay không nên sử dụng vũ lực trong trường hợp này? Trước đây khi bắt người trong trường hợp khẩn cấp người thi hành lệnh có thể khám xét người bị bắt để thu vũ khí, hung khí hay thu giữ vật chứng nay chuyển thành giữ người khẩn cấp có được khám xét đối tượng bị giữ hay không cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Khi kinh tế - xã hội cũng như quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh, tội phạm xã hội cũng gia tăng không ngừng, với nhiều âm mưu, thủ đoạn và kinh nghiệm qua mặt cơ quan điều tra làm cho áp lực công việc lên đội ngũ thuộc các cơ quan điều

tra ngày càng lớn, những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cũ hay thiết bị lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu giải quyết, xử lý các vụ việc có tính phức tạp, tinh vi và hiện đại như hiện nay. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giữ người, trong đó có trường hợp giữ người khẩn cấp.

Hai là, chưa đảm bảo sự thống nhất trong quy định giữa Điều 110 với Điều 109

và Điều 117 Bộ luật này dẫn đến sự chưa thống nhất trong quy định giữa các điều luật và trong việc hiểu và áp dụng quy định giữ người và bắt, tạm giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Cụ thể, biện pháp “bắt” bao gồm 5 trường hợp bắt người cụ thể, trong đó “bắt

người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” là một trường hợp “bắt” mới được bổ sung

vào BLTTHS năm 2015 tại khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn độc lập bên cạnh các biện pháp ngăn chặn khác như bắt, tạm giữ, tạm giam…; về biện pháp“bắt” thì tại khoản 2 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định có 5 trường hợp “bắt”, gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người theo yêu cầu dẫn độ. Tuy nhiên, Điều 110 của BLTTHS có tên là “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” lại quy định gộp chung biện pháp ngăn chặn này với trường hợp “bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” là một trong các trường hợp cụ thể của biện pháp ngăn chặn độc lập là “bắt người” được quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTHS thì rõ ràng nội dung quy định của điều luật đã vượt ra ngoài phạm vi tên gọi của điều luật và như vậy là chưa thật hợp lý và không có sự thống nhất với quy định tại Điều 109 Bộ luật này.16 Không quy định thống nhất về trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp này và các biện pháp tiếp theo. Các điều luật sau đó, không có điều luật nào quy định cụ thể về biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt người trong trường hợp này được đề cập đến trong nội dung của khoản 4 Điều 110 đó là sau khi giữ người, cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai và trong vòng 12 giờ “phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay

cho người đó”.

16Vũ Gia Lâm, Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” theo quy định của BLTTHS năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 01 – 2019, tr. 19 – tr 26.

Bên cạnh đó cũng xuất hiện sự chưa thống nhất trong quy định giữa Điều 110 với Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ, cụ thể là: khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ như sau:

“Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”. Quy định nói trên rõ ràng là có điểm không

thống nhất với quy định tại Điều 110 của Bộ luật này. Bởi vì, ngoài những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 110 là những người thuộc cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này gồm “người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời

khỏi sân bay, bến cảng”. Đây là những người không thuộc diện người được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS cũng như Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Bên cạnh đó, theo quy định tại đoạn 2 khoản 4 Điều 110 BLTTHS thì: “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người

quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn”.

Điều luật không quy định cho những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 nói trên có những quyền của người được quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này sau khi ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp . Đó là họ không có các quyền: lấy lời khai người bị giữ, ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do cho người đó mà phải chuyển giao người mà họ đã ra lệnh giữ khẩn cấp cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để cơ quan này tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh, xử lý người đã bị họ giữ trong các trường hợp khẩn cấp đó. Những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 chỉ được thực hiện duy nhất một việc sau đây khi đã ra lệnh giữ người là “giải

ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về”.

Thêm vào đó, nếu quy định cho những người nói trên quyền ra quyết định tạm giữ thì thời hạn tạm giữ là bao lâu và được tính từ khi nào; Việc kiểm sát thời hạn tạm giữ này thực hiện như thế nào? Vấn đề đặt ra là: liệu có kiểm sát được việc tạm giữ trong trường hợp này hay không, khi tàu bay, tàu biển vốn là các phương tiện thường xuyên “di động”, luôn có sự vận động nay đây, mai đó? Đây là vấn đề khó tiên liệu chính xác được và nếu có quy định thì cũng không có khả năng thực hiện khi không thể xác định chính xác được vị trí ổn định của tàu bay, tàu biển cũng như thời hạn tàu bay, tàu biển trở về và cũng khó có thể xác định chắc chắn sân bay, bến cảng đầu tiên mà tàu bay, tàu biển sẽ trở về là sân bay, bến cảng nào! Bên cạnh đó, nếu những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110BLTTHS có quyền ra quyết định tạm giữ thì đến lúc nào họ có thể bàn giao người bị tạm giữ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền khi mà tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng? Trong nhiều trường hợp, có thể phải nhiều ngày sau khi cất cánh hay nhổ neo, tàu bay, tàu biển đó mới quay trở lại sân bay, bến cảng ở trong nước. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, quy định tại Điều 117 BLTTHS cho phép những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quyền ra lệnh tạm giữ mà không quy định loại trừ những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 Bộ luật này là không hợp lý. Nguyên nhân có thể do nhà làm luật đã sơ xuất khi không để ý đến những thay đổi cơ bản của quy định về bắt người tại BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 hoặc quy định này giới hạn cho họ quyền ra quyết định tạm giữ với các đối tượng khác như người bị bắt theo lệnh truy nã, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang.17

Ngoài ra, khoản 1 Điều 117 quy định về biện pháp tạm giữ như sau: “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.”. Như vậy, dẫn đến việc nhận thức khác nhau là sau khi giữ

17 Vũ Gia Lâm, Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” theo quy định của BLTTHS năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 01 – 2019, tr. 19 – tr 26.

người trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ ra quyết định tạm giữ trước rồi mới ra lệnh bắt người bị tạm giữ hay là bắt người bị giữ trước rồi mới ra quyết định tạm giữ người này.

Ba là, đối tượng bị giữ khẩn cấp phần nhiều là đối tượng nguy hiểm và manh

động, sẵn sàng sử dụng vũ lực, vũ khí, hung khí chống trả lại người thực hiện lệnh giữ người. Vì vậy, không quy định về việc dùng vũ lực đối với người bị giữ khi thực hiện lệnh giữ người hoặc bảo vệ nơi giữ người sẽ có thể dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)