Thẩm quyền ra lệnh và thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)

- Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, thủ trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.Để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tội phạm, người phạm tội, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung mở rộng diện người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp so với thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại BLTTHS năm 2003, đó là một số người đứng đầu các đơn vị hữu quan thuộc Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Đây cũng là sự bổ sung hợp lý xuất phát từ vai trò quan trọng của các chủ thể này trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

- Thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp: Do tính chất cấp bách của việc

ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội bỏ trốn hoặc có hành vi gây khó kahwn cho việc điều tra, xử lý tội phạm, mặc dù việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp vẫn cần phải có lệnh của người có thẩm quyền nhưng lệnh này không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Nội dung lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 110 BLTTHS. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân theo đúng quy địnhvề thủ tục tại khoản 2 Điều 113 BLTTHS năm 201512. Chiếu theo quy định của khoản 3 Điều 110 và khoản 2 Điều 113 BLTTHS, việc giữ người cần phải thực hiện theo đúng thủ tục sau:

Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người (quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 và các nội dụng quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này); số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành, căn cứ ban hành, nội dung, họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và đóng dấu. Việc thi hành lệnh giữ người

11 Trung Tân, Khởi tố vụ án vỏ cà phê nhuộm pin tại Đắk Nông, tạm giữ 6 người, xem tại: https://tuoitre.vn/khoi- to-vu-an-vo-ca-phe-nhuom-pin-tai-dak-nong-tam-giu-6-nguoi-20180423164420726.htm (truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2018).

trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của BLTTHS năm 2015.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ và phải lập biên bản về việc giữ; giao lệnh, quyết định cho người bị giữ.

Khi tiến hành thủ tục tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành.

Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhưng lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được Viện kiểm sát phê chuẩn. Viện kiểm sát phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được lệnh bắt và hồ sơ kèm theo. Thời hạn 12 giờ được tính liên tục kể cả trong và ngoài giờ làm việc. Để xem xét việc phê chuẩn trong trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ thấy có dấu hiệu lạm dụng việc bắt người bị giữ hoặc tài liệu chứng cứ trong hồ sơ bắt người bị giữ chưa thể hiện rõ căn cứ để bắt người hoặc có mâu thuẫn, Kiểm sát viên trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị bắt giữ do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ án. Viện kiểm sát có thể phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ, nếu không phê chuẩn, cơ quan đã ra lệnh bắt trả tự do ngay cho người bị giữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)