Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 68)

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, Điều tra viên

Giữ người trong trườn hợp khẩn cấp có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc kịp thời phát hiện, xử lý đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật. Tuy nhiên, để có được kết quả đó, trước hết việc bắt, giữ người phải được thực hiện có hiệu quả. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể: - Thứ nhất: chú trọng phát triển kinh tế - xã hội luôn đi kèm với việc tăng cường giám sát,

xử lý các tụ điểm khả nghi, kinh doanh trá hình. Tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nhằm giáo dục và phòng ngừa chung.

- Thứ hai: thực hiện nghiêm túc về chế độ thông tin, báo cáo các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan để đảm bảo công tác tổng hợp, báo cáo phụ vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo. - Thứ ba: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho các cơ quan tư pháp có đủ điều

kiện hoàn thành nhiệm vụ; tăng cường công tác đào tạo, xây dựng lực lượng trong việc tổ chức bắt, giữ người. Tăng kinh phí, trang thiết bị phục vụ việc áp dụng biện pháp bắt giữ người được hiệu quả. Không ngừng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác và xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, với chức năng riêng của mình trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như cơ quan có thẩm quyền trong cả nước nói chung cần phải tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm, cu thể:

+ Đối với Cơ quan điều tra, để đảm bảo việc giữ người có hiệu quả cao nhất, người có thẩm quyền mà trực tiếp là Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên trực tiếp thi hành phải xem xét, cân nhắc, đánh giá một cách cẩn trọng nhằm đảm bảo hoạt động giữ người phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đối tượng giữ, điều kiện (căn cứ) giữ, thủ tục giữ… Muốn như vậy thì phải xác định đúng đói tượng, đánh giá căn cứ giữu người.

Để giải quyết những vấn đề này, trước hết phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu về đối tượng bị bắt giữ, nhằm xác định đối tượng đó thuộc loại nào, có tiền án, tiền sự không, tính chất manh động, tình hình địa bàn nơi diễn ra việc bắt giữ… Đối với trường hợp vụ án có đồng phạm, việc bắt giữ người càng trở nên khó khăn hơn bởi quyết

định bắt giữ đối tượng này hay đối tượng khác cần phải được cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng, tránh gây rung cây động rừng… Tất cả những điều đó phụ thuộc vào hoàn toàn vào nhận thức, khả năng phân tích, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành bắt giữ người. Vì vậy, Điều tra viêm phải đáp ứng đủ theo các tiêu chuẩn cần thiết quy định tại Điều 46, Điều 49 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

+ Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật hoạt động bắt, giam, giữ người của Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo việc bắt, giam, giữ người đúng pháp luật. muốn hoạt động này có hiệu quả, bảo đảm pháp chế, bảo vệ quyền con người trong áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu tỉ mỉ, chặt chẽ để kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ bắt giữ hình sự sau phải trả tự do. Việc làm này vô cùng quan trọng, đảm bảo Viện kiểm sát luôn song hành với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ tội phạm, phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan điều tra để tìm giải pháp phát hiện, xử lý tội phạm khẩn trương nhất, đầy đủ nhất. Khi phát hiện một thiếu sót, hạn chế trong quá trình điều tra, cần coi đó là thiếu sót, hạn chế của chính mình, để cùng Cơ quan điều tra tìm ra biện pháp khắc phục, kiên quyết không phê chuẩn đối với những quyết định tố tụng vi phạm pháp luật hoặc không có căn cứ. Mặt khác, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng, tránh tình trạng buông xuôi theo quan điểm của Điều tra viên, luôn luôn chủ động phối hợp thực hiện với các Điều tra viên, bám sát tiến độ điều tra để đề ra yêu cầu điều tra có chất lượng; yêu cầu Điều tra viên phải nhanh chóng, nghiêm túc thực hiện các yêu cầu điều tra nhằm khẩn trương thu thập chứng cứ, đảm bảo cho việc tiến hành bắt, giữ người đúng đối tượng, đúng pháp luật. Cần bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên theo hướng dẫn cụ thể hơn, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị.

- Đổi mới công tác tổ chức, quản lý chỉ đạo điều hành trong áp dụng biện pháp nghiệp vụ, biện pháp ngăn chặn.

Hiệu quả công tác áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong TTHS ở thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng

dẫn của các ngành chức năng, nhất là trong hệ thống Cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, chất lượng công tác kiểm sát, việc tuân theo pháp luật của cơ quan Viện kiểm sát cũng đóng góp một vai trò nhất định trong việc đảm bảo tính đúng đắn và hợp pháp của việc áp dụng biện pháp này. Vì vậy, tăng cường và đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, đổi mới tổ chức là một giải pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong tình hình mới, để nâng cao chất lượng giữ người, nhất là trong trường hợp khẩn cấp, phục vụ cho việc giải quyết các vụ án nhanh chóng, thuận lợi thì cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, kết hợp các giải pháp về tổ chức, đào tạo, nâng cao năng lực, tuyên truyền pháp luật, xây dựng quan hệ phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa các cơ quan điều tra với quần chúng nhân dân. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua (từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành) cũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định và biện pháp ngăn chặn này, chúng tôi đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm nâg cao hiệu quả áp dụng biện pháp “giữ người trong trường

hợp khẩn cấp” tại Chương 3 của Luận văn, đó là:

1. Giải pháp lập pháp: bao gồm các kiến nghị về triển khai thi hành các quy định của BLTTHS về chế định biện pháp ngăn chặn trong đó tập trung vào hướng dẫn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Đièu 110 BLTTHS và một số điều luật khác có liên quan theo hướng cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn nhằm vừa đảm bảo sự thống nhất về lập pháp vừa nâng cao tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng.

2. Giải pháp khác như đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền; gải pháp về con người, điều kiện cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm phát huy năng lực chuyên môn, nâng cao trình độ ngiệp vụ và sự chủ động, tinh thần trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và giữ người trong trường hợp khản cấp nói riêng.

KẾT LUẬN

Biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn tội phạm, xử lí người phạm tội và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ án hình sự. Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận của biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nêu và phân tích các quy định của Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành (BLTTHS) về biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo các tiêu chí cụ thể, trên cơ sở đó đã xác định: giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những BPNC được thực hiện, luôn gắn liền với sự tác động và hạn chế quyền tự do cá nhân của đối tượng áp dụng, được áp dụng trong TTHS nhằm mục đích là ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự hoặc tiếp tục phạm tội. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp có nhiều điểm khác biệt so với các trường hợp giữ người còn lại về đối tượng áp dụng, thủ tục áp dụng, văn bản tố tụng… Các vấn đề lí luận cũng như quy định của luật tố tụng hình sự đã nêu được vận dụng để xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp ở thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khảo sát, phân tích, đánh giá các số liệu phản ánh số lượng đối tượng bị giữ khẩn cấp sau đó ra lệnh bắt, tạm giữ đã thực hiện kể từ khi BLTTHS 2015 được áp dụng, có thể thấy việc áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, chất lượng bắt giữ người được nâng cao, đảm bảo đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, vướng mắc đáng quan tâm và luận văn đã xác định được các nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó như: những mặt bất cập của các quy định của pháp luật, công tác tổ chức, quản lí, điều hành, năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ còn hạn chế. Từ đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp, trong đó theo chúng tôi quan trọng nhất là giải pháp lập pháp nhằm khắc phục hạn

chế, vướng mắc trong quy định và áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn này trong thực tiễn.

Tóm lại, BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp ngăn chặn “Giữ người trong

trường hợp khẩn cấp” đã phản ánh rõ nét sự tiến bộ về mặt nhận thức cũng như kỹ thuật

lập pháp của các nhà làm luật. Những thay đổi quan trọng về căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục áp dụng có ý nghĩa, vai trò to lớn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những thiếu sót dẫn đến quá trình thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc. Những vấn đề hạn chế đó cần được điều chỉnh kịp thời để phát huy hết hiệu quả của biện pháp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học BLTTHS năm

2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật.

2. Nguyễn Hòa Bình (2016), Những nội dụng mới trong BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Mai Bộ (1997), Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia.

4. Nguyễn Mai Bộ (2004), Biện pháp ngăn chặn, khám xét và kê biên tài sản trong

bộ luật tố tụng hình sự, NXB Tư pháp.

5. Thư viện Pháp luật điện tử.

6. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. 7. Báo Nhân dân điện tử.

8. Báo Thái Bình.

9. Bản tin 113 online, truyền hình Công an nhân dân - ANTV. 10.Bộ luật hình sự năm 2015.

11.Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 12.Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

13.Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình lý luận

và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Lê Huỳnh Tấn Duy (2020), Một số sửa đổi, bổ sung phần “Những quy định chung” BLTTHS 2015, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 04, tr. 41 – 48. 15.Bùi Kiện Điện (2010), Quyền con người trong tố tụng hình sự và việc sửa đổi Bộ

luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam,

NXB Trường Lao Động, Hà Nội.

16.Nguyễn Thị Hoàng Huế (2016), Biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp

theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ,

17.Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (2018), Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015, NXB Lao Động, Hà Nội.

18.Vũ Gia Lâm (2019), Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” theo quy định của BLTTHS năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 01, tr. 19 – 26. 19.Vũ Gia Lâm (2017), Những nội dung mới của BLTTHS năm 2015, NXB Tư Pháp. 20.Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về nhiệm vụ trong tâm công tác tư

pháp trong thơi gian tới” của Bộ Chính trị.

21.Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 “Về chiến lươc cải cách tư pháp đến

năm 2020” của Bộ Chính trị.

22.Đỗ Thị Phượng (2002), Bắt tạm giữ, tạm giam và giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên, Tạp chí Luật học, số 3, tr. 26 – 31.

23.Mai Hồng Quỳ (2018), Giáo trình pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư phạm. 24.Nguyễn Đức Thuận (2008), Về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy

định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Luật học, số 7, tr. 72-80. 25.Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018

“Về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong việc thực

hiện một số quy định của BLTTHS 2015”.

26.Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp.

27.Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

28.Trường Đại học quốc gia Hà Nội (2019), Khoa Luật – Giáo trình Luật TTHS Việt

Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

29.Từ điển Luật học (1999), NXB Bách Khoa Việt Nam. 30.Từ điển tiếng Việt (2006), NXB Bách Khoa Việt Nam. 31.Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)