- Thứ ba, đình công vẫn diễn ra khi vụ việc TCLĐ tập thể đang được cơ
2.1.3. Hậu quả pháp lý trong trường hợp đình công bất hợp pháp
Khi quyết định của Tòa án về cuộc đình công được công bố là bất hợp pháp thì NLĐ phải ngừng đình công và quay trở lại làm việc, nếu người lao không ngừng đình công và trở lại làm việc thì sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động và nội quy lao động của đơn vị.
Trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: NSDLĐ xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra, bao gồm:
- Thiệt hại vật chất: về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);
- Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng; tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công; vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra.
Bước 2: NSDLĐ có văn bản yêu cầu tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại. Văn bản yêu cầu có một số nội dung chủ yếu sau:
- Giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra - Giá trị yêu cầu bồi thường
Bước 3: Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định.
Trường hợp tổ chức lãnh đạo đình công không đồng ý với một trong các nội dung chủ yếu trong văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ, tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công có văn bản yêu cầu NSDLĐ tổ chức thương lượng.
Bước 4: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu thương lượng, NSDLĐ trao đổi, thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại.
Phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại phải được lập biên bản, có chữ ký của các bên tham gia thương lượng và của người ghi biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất (nếu có), những nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản phiên họp thương lượng là cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
Kết thúc thương lượng, trường hợp hai bên thống nhất nội dung thương lượng thì hai bên có trách nhiệm thực hiện theo nội dung đã đạt được thỏa thuận; trường hợp không thống nhất nội dung thương lượng thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Mặc dù quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp đã được ghi nhận từ rất lâu, song về thực tiễn do chưa có đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công nào được Toà án thụ lý nên cho đến nay chưa có một cuộc đình công nào bị tuyên bố là bất hợp pháp và tổ chức lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra.
Thực tế cũng đã có một số chủ sử dụng lao động gửi đơn lên Tòa án, song do tất cả các đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công hiện nay đều không
đủ nội dung như quy định của pháp luật như không có tên, địa chỉ của những người lãnh đạo cuộc đình công (thông thường NSDLĐ là bên nộp đơn không ghi hoặc ghi nhưng không chứng minh được những người nêu trên là người lãnh đạo cuộc đình công); không có các tài liệu chứng minh về cuộc đình công (như Quyết định đình công, Bản yêu cầu của tập thể lao động) nên đều bị trả lại đơn hoặc nếu đã thụ lý rồi thì bị đình chỉ giải quyết. Mới đây tại tỉnh Đồng Nai đã có một số chủ doanh nghiệp thuê luật sư khởi kiện yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, nhưng do không chứng minh được Công đoàn cơ sở hoặc đại diện NLĐ lãnh đạo đình công nên Tòa Lao động không thụ lý các vụ án này.
Hơn nữa, trên thực tế khi đình công xảy ra, các địa phương (nơi xảy ra đình công) thường thành lập tổ công tác hòa giải để giải quyết. Thông qua cuộc họp hòa giải này, NSDLĐ cũng thường đáp ứng một phần các yêu sách của NLĐ. Chính vì vậy, các bên cũng không có nhu cầu yêu cầu tòa án xem xét về tính hợp pháp của đình công.