Về phạm vi và đối tượng được phép đình công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 68)

- Thứ ba, đình công vẫn diễn ra khi vụ việc TCLĐ tập thể đang được cơ

3.2.2. Về phạm vi và đối tượng được phép đình công

Phạm vi và đối tượng được phép đình công cũng là vấn đề cần phải xem xét hoàn thiện để đảm bảo tính hợp pháp của đình công. Hiện nay đối tượng bị cấm đình công theo pháp luật chỉ là những NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, liên quan đến việc xác định đối tượng được đình công, theo tôi, chúng ta cũng nên có sự tham khảo quan điểm của ILO và pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Thiết nghĩ chúng ta không chỉ cấm đình công trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thiết yếu mà còn hạn chế đình công đối với cả những NLĐ thực hiện các công việc cần thiết để duy trì hoạt động liên tục trong doanh nghiệp khi xảy ra đình công, ví dụ như các công việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; công việc duy trì nhà xưởng, máy móc để sau khi đình công những NLĐ khác có thể trở lại làm việc ngay; công việc kỹ thuật bảo vệ nguyên liệu và thành phẩm để sau khi đình công có thể tiếp tục sản xuất... Mục đích của quy định này là nhằm đảm bảo yêu cầu sản xuất ổn định và lâu dài trong doanh nghiệp, hạn chế thiệt hại cho NSDLĐ, đồng thời cũng làm hạn chế khả năng NLĐ phải bồi thường do đình công bất hợp pháp gây thiệt hại. Tuy nhiên việc hạn chế quyền này luôn luôn phải đi cùng với các cơ chế để đảm bảo giải quyết quyền lợi nhanh chóng và kịp thời cho bộ phận lao động nói trên. Việc xác định danh mục các công việc cần duy trì hoạt động liên tục có thể do nhà nước nghiên cứu ban hành hoặc khuyến khích doanh nghiệp đưa vấn đề này vào nội dung thương lượng tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)