Hoàn thiện pháp luật về đình công bất hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 65 - 66)

- Thứ ba, đình công vẫn diễn ra khi vụ việc TCLĐ tập thể đang được cơ

3.1. Hoàn thiện pháp luật về đình công bất hợp pháp

- Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về đình công bất hợp pháp phải phù

hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và quan hệ lao động, hướng tới xây dựng và phát triển QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ, khơi dậy và phát huy các lợi thế về nguồn lực lao động của Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ngày 25/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch số 416/QĐ-TTg triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Mục đích của Kế hoạch là phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị tham gia xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ trong quan hệ lao động; thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt TCLĐvà đình công; bảo đảm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bởi vậy việc hoàn thiện pháp luật về đình công nói chung, đình công bất hợp pháp nói riêng cần phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Thứ hai, khắc phục những bất cập các quy định của pháp luật hiện hành,

đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật về đình công nói chung, đình công bất hợp pháp nói riêng.

Các quy định pháp luật chỉ có ý nghĩa khi thực hiện được chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để đạt được chức năng này thì các quy định của pháp

luật phải được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn. Nếu không được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn thì quy định của pháp luật chỉ mang tính hình thức. Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về đình công bất hợp pháp cần phải khắc phục được những bất cập của quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật.

- Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về đình công bất hợp pháp phải phù hợp

với xu thế hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện pháp luật để phù hợp với xu thế hội nhập là điều hết sức cần thiết. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP vào ngày 12/11/2018 và Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 14/01/2019. Với tư cách là các quốc gia thành viên, Việt Nam phải “thông qua và duy trì” trong luật và trong thực tiễn các tiêu chuẩn lao động cơ bản. Ngày 8/6/2020 Quốc Hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiện định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU ( EVIPA). EVFTA khuyến khích việc mở rộng và cải thiện các sáng kiến tư nhân tự nguyện nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động – thường được gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trong xu thế đó, pháp luật lao động cũng cần phải hướng đến sự tương thích và phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)