Về khái niệm đình công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 66 - 68)

- Thứ ba, đình công vẫn diễn ra khi vụ việc TCLĐ tập thể đang được cơ

3.2.1. Về khái niệm đình công

Điều 198 BLLĐ năm 2019 thì quy định: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của NLĐ nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết TCLĐ và do tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là

một bên TCLĐ tập thể tổ chức và lãnh đạo”.

Định nghĩa trên cho thấy quan niệm về đình công của các nhà làm luật ở Việt Nam còn bị gắn chặt vào quy trình giải quyết TCLĐ. Xét về bản chất, đình công là hành động của tập thể lao động chống lại NSDLĐ, nhằm tạo sức ép buộc NSDLĐ chấp nhận yêu sách về lao động. Như vậy, về nguyên tắc, khi có căn cứ

cho rằng việc đưa ra các yêu sách là hợp lý, hoặc đề nghị NSDLĐ chấp nhận yêu cầu xác lập các tiêu chuẩn, điều kiện lao động mới là cần thiết, thì tập thể lao động có quyền đình công. Thực chất, thì quyền đình công đã phát sinh, nhưng BLLĐ lại chỉ cho phép đình công sau khi vụ việc TCLĐ tập thể về lợi ích đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà tập thể lao động hoặc NSDLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Có thể nói đây là điểm mấu chốt cho phép chúng ta lý giải tại sao trong nhiều năm qua, tất cả các cuộc đình công đã xảy ra đều bị coi là bất hợp pháp, mà chưa cần phải đưa ra xem xét tại bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, và cũng chưa cần đến một quy trình nào.

Bởi, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi phát sinh TCLĐ tập thể về lợi ích, các bên phải tiến hành thương lượng với nhau; nếu thương lượng không có kết quả thì đưa ra hòa giải tại hòa giải viên lao động; nếu hòa giải viên lao động hòa giải không thành, thì đưa vụ TCLĐ tập thể ra trọng tài lao động và sau khi trọng tài đã giải quyết, nếu các bên không chấp nhận thì tập thể lao động mới được tiến hành các thủ tục để đình công. Về thời gian thực hiện quy định giải quyết TCLĐ tập thể: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì từ khi phát sinh TCLĐ tập thể về lợi ích đến khi được phép đình công, tập thể lao động phải trải qua thủ tục hoà giải cơ sở (khoảng 05 ngày làm việc), thủ tục giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài lao động (khoảng 07 ngày làm việc), rồi chờ đợi (khoảng 05 ngày nếu NSDLĐ không thực hiện biên bản hoà giải thành hoặc 03 ngày nếu hoà giải không thành), sau đó lấy ý kiến của NLĐ (tối thiểu 01 ngày), cuối cùng phải thông báo trước cho NSDLĐ về việc đình công (tối thiểu 05 ngày làm việc). Như vậy, thời hạn này là quá dài trong khi đình công nhiều khi lại mang tính chất thời điểm

Tóm lại, với quan niệm về đình công thể hiện ở định nghĩa BLLĐ 2019, thì điều chắc chắn rằng ở Việt Nam, trong nhiều năm tới cũng sẽ khó có những cuộc ngừng việc tập thể được gọi là đình công.

Để tháo gỡ vấn đề này, tác giả cho rằng cần nghiên cứu sửa đổi định nghĩa về đình công theo hướng chỉ quy định dấu hiệu phản ánh chính xác bản chất của

quyền đình công; mà thực chất là xác định lại thời điểm có quyền đình công. Như vậy định nghĩa đình công sẽ chỉ là: “ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để đạt được yêu sách của những người tham gia đình công”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)