Khảo sát nồng độ pha động và tốc độ pha động rửa giải anion cần phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương pháp đánh giá thành phần cation, anion của bụi mịn (PM2 5) tại hà nội trên sắc ký ion (IC) (Trang 38 - 41)

cần phân tích qua cột anion Simpark SA2

Khảo sát nồng độ pha động dựa trên khuyến cáo của hãng sản xuất và các phương pháp phân tích anion hiện hành. Đối với cột tách Shimpark SA và

detector đầu dò độ dẫn và các anion cần phân tích, thành phần chất rửa giải của pha động được lựa chọn Na2CO3/NaHCO3.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ dẫn điện của pha động, của chất phân tích khi đi qua cột. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm xuất hiện các tín hiệu nhiễm ở đường nền, gây ảnh hưởng đến độ lặp lại của quá trình phân tích. Thông thường nhiệt độ lò cột sẽ thường đặt cao hơn nhiệt độ phòng phân tích 10oC. Do vậy lựa chọn nhiệt độ khảo sát ưu tiên là 40ºC

Sử dụng dung dịch chuẩn mix chứa các anion cần phân tích ở 3 nồng độ khác nhau 0,2 mg/l; 0,5 mg/l; 1mg/l làm mẫu phân tích trên máy IC với nồng độ pha động được thể hiện tại bảng 3.1. Tiến hành phân tích đồng thời trong điều kiện tương tự đối với mẫu khí sau khi đã được xử lý đưa về dạng dung dịch.

Điều kiện chạy máy: Cột sắc kí: Shim-pack IC-SA2 (4.6mm x 250mm), Tốc độ dòng: 0,75 ml/phút, điều kiện pha động như trong bảng 3.1, nhiệt độ buồng cột 40ºC với detector độ dẫn.

Bảng 3. 1. Khảo sát sự phân tách anion của pha động với nồng độ khác nhau

Số thứ tự Nồng độ Na2CO3 Nồng độ NaHCO3 Pha động 1 2,7 mM 0,3 mM Pha động 2 2,7 mM 0,1 mM Pha động 3 8,0 mM 1,0 mM Pha động 4 3,1 mM 0,35 mM Pha động 5 1,7 mM 1,8 mM

Kết quả khảo sát cho thấy pha động với nồng độ 2,7mM Na2CO3/0,1 mM NaHCO3 có khả năng tách các anion cần phân tích tối ưa nhất. Do đó được lựa chọn làm pha động phân tích mẫu (Bảng 3.1)

Bảng 3. 2 Kết quả độ phân giải peak R tại các nồng độ khảo sát

Pha động 1 Pha động 2 Pha động 3 Pha động 4 Pha động 5

RT1 4,820 5,235 4,760 5,580 4,820

RT2 6,089 7,487 6,025 6,489 5,889

RT3 9,95 10,95 9,350 9,250 8,950

W2 1,468 1,468 1,468 1,368 1,468

W3 1,585 1,985 1,885 1,485 2,385

R12 0,902 1,601 0,899 0,723 0,759

R23 2,529 2,005 1,983 1,935 1,589

Tốc độ dòng lớn nhất có thể được áp dụng trong bất kỳ bước sắc ký trao đổi ion cụ thể nào, tốc độ dòng qua cột sắc ký cũng có thể thay đổi giữa các giai đoạn tách khác nhau của chu trình sắc ký. Các ion được rửa giải nhanh hơn khi tốc độ dòng chảy dung dịch rửa giải cao, nhưng tốc độ rửa giải nhanh hơn sẽ làm giảm hiệu quả phân tách. Tốc độ dòng chảy cũng bị giới hạn bởi độ bền áp suất của cột.

Tốc độ dòng chảy tối đa được xác định bởi chạy thử nghiệm phân tích trực diện được thực hiện với một số tốc độ dòng chảy khác nhau: 0,5; 0,75; 1,0; 1,25 ml/phút theo chế độ chạy đẳng dòng. Điều kiện tối ưu sẽ phụ thuộc vào yêu cầu về tốc độ và dung lượng trong hệ thống. Tùy thuộc vào mục đích phân tích, nếu tốc độ, thời gian phân tích mẫu được ưu tiên khi sự biến đổi chất phân tích trong mẫu diễn ra nhanh, gây bất lợi khác trong quá trình phân tích thì tốc độ dòng chảy cao hơn có thể được sử dụng. Nếu mẫu phân tích ít có khả năng bị biến đổi trong thời gian dài, có thể sử dụng pha động với tốc độ dòng nhỏ để phân tách. Trong trường hợp áp suất ngược cao, do độ nhớt và bản chất của chát phân tích, có thể đặt giới hạn cho dòng chảy tối đa tỷ lệ trong quá trình áp dụng mẫu.

Hình 3. 3 Mối tương quan của thời gian lưu anion khi tốc độ dòng thay đổi

0 2 4 6 8 10 12 14 16 0.3 0.5 0.7 0.9 1.1 1.3 Cl- NO3- SO42- Tốc độ dòng (ml/phút) Th ờ ig ia n l ư u (phút )

Lượng mẫu tối đa được xác định bằng cách chạy một loạt thử nghiệm với lượng mẫu tăng dần từ 10-50 µl. Điều kiện tối ưu sẽ là lượng mẫu tối đa cung cấp độ phân giải đủ cao peak chất phân tích để đáp ứng độ tinh khiết được xác định trước các yêu cầu.

Kết quả của quá trình khảo sát điều kiện tối ưu thiết lập các thông số cho phương pháp phân tích anion cho thấy anion cần phân tích phân tách tốt đối với dung dịch pha động có nồng độ 2,7mM Na2CO3 /1 mM NaHCO3 với tốc độ dòng 0,75 ml/ phút với lượng thể tích mẫu bơm vào là 50µl.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương pháp đánh giá thành phần cation, anion của bụi mịn (PM2 5) tại hà nội trên sắc ký ion (IC) (Trang 38 - 41)