0 2 4 6 8 10 12 14 16 0.3 0.5 0.7 0.9 1.1 1.3 Cl- NO3- SO42- Tốc độ dòng (ml/phút) Th ờ ig ia n l ư u (phút )
Lượng mẫu tối đa được xác định bằng cách chạy một loạt thử nghiệm với lượng mẫu tăng dần từ 10-50 µl. Điều kiện tối ưu sẽ là lượng mẫu tối đa cung cấp độ phân giải đủ cao peak chất phân tích để đáp ứng độ tinh khiết được xác định trước các yêu cầu.
Kết quả của quá trình khảo sát điều kiện tối ưu thiết lập các thông số cho phương pháp phân tích anion cho thấy anion cần phân tích phân tách tốt đối với dung dịch pha động có nồng độ 2,7mM Na2CO3 /1 mM NaHCO3 với tốc độ dòng 0,75 ml/ phút với lượng thể tích mẫu bơm vào là 50µl.
3.2.2. Khảo sát điều kiện tối ưu thiết lập các thông số cho phương pháp phân tích cation pháp phân tích cation
Pha động rửa giải được chọn theo cột tách và detector. Loại khí các dung dịch rửa giải hoặc pha dung dung dịch rửa giải bằng nước đã loại khí. Tránh hấp thụ khí mới trong khi vận hành (ví dụ bằng thổi heli hoặc siêu âm). Giữ dung dịch rửa giải trong tối và thay mới khi cần. Theo các tài liệu tham khảo và điều kiện của máy, pha động tiến hành khảo sát bao gồm:
Dung dịch rửa giải axit metansunfonic: Hòa tan 1,3 ml dung dịch axit metansunfonic (CH4O3S) trong bình định mức 1000 ml và định mức bằng nước đã loại khí. Dung dịch chứa 0,02 mol/l axit metansunfonic, sử dụng trong 3 ngày kể từ ngày pha.
Dung dịch rửa giải axit nitric: Lấy 500 ml nước đã khử ion vào bình định mức 1000 ml, thêm 20 ml dung dịch axit nitric rồi thêm nước đến vạch. Dung dịch chứa 0,02 mol/l axit nitric, sử dụng trong vòng 3 ngày.
Nhiệt độ lò cột cũng là một trong các yếu tố gây ảnh hưởng đến độ phân tách của các chất. Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ dẫn điện của pha động, của chất phân tích khi đi qua cột. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm xuất hiện các tín hiệu nhiễm ở đường nền, gây ảnh hưởng đến độ lặp lại của quá trình phân tích. Thông thường nhiệt độ lò cột sẽ thường đặt cao hơn nhiệt độ phòng phân tích 10oC. Để khảo sát tìm ra nhiệt độ lò cột tối ưu chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm với nhiệt độ lò thay đổi: 25oC, 35oC; 40oC; 50oC
Với mỗi một pha động thì khả năng phân giải của các peak cũng khác nhau. Tiến hành phân tích mẫu chuẩn, giữ nguyên các điều kiện, thay đổi pha động, từ đó tính ra độ phân giải của từng cation tương ứng với từng loại pha động.
Điều kiện chạy máy
Cột sắc kí: Shim-pack IC-SC1 (4.6mmx250mm) Tốc độ dòng: 0,75 ml/phút
Pha động: HNO3 nồng độ 20 mmol/l hoặc CH3SO3H 20 mmol/l Nhiệt độ: 40ºC
Detector: Detector độ dẫn
Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 3.3 sau đây:
Bảng 3. 3 Độ phân giải các peak khi sử dụng CH3SO3H ở nhiệt độ 40ºC
Pha động HNO3 Pha động CH3SO3H
Rt1 3,501 3,802 Rt2 4,850 4,441 W11 6,161 6,160 W12 1,051 1,651 W21 1,252 1,523 W22 0,880 1,482 R12 1,174 0,406 R23 1,230 1,154
Từ kết quả tính toán độ phân giải R của các cation khi chạy pha động khác nhau ta thấy. Độ phân giải R cation khi sử dụng pha động là HNO3 lớn hơn R cation khi sử dụng CH3SO3H. Điều đó chứng tỏ sử dụng pha động rửa giải HNO3 các peak phân tách tốt hơn, hình dáng peak cân đối. Ngoài ra khi sử dụng HNO3 làm pha động còn làm giảm chi phí phân tích do CH3SO3H đắt gấp 3 lần HNO3.
Sau khi xác định pha động, tiến hành khảo sát sự phụ thuộc của các peak cation tương ứng với tốc độ dòng: 0,5; 0,75; 1,0; 1,25 ml/phút theo chế độ chạy đẳng dòng với lượng thể tích mẫu 50 µl. Tốc độ dòng của pha động ảnh hưởng tới thời gian lưu, hình dáng, độ phân giải của peak cation trong mẫu phân tích. Khi tốc độ dòng lớn các chất đi qua cột nhanh hơn, thời gian lưu ngắn nhưng cũng có thể gây ra hiện tượng các peak không tách khỏi nhau (trùng peak). Khi tốc độ dòng nhỏ thì ngược lại: thời gian lưu của các ion dài hơn, nhưng lại có
thể gây ra hiện tượng doãng chân peak, tốn hóa chất phân tích. Vì vậy phải lựa chọn tốc độ dòng pha động phù hợp để các píc có độ phân giải cao, tách tốt.