Ảnh hưởng của hợp chất 1-3 đến việc sản xuất NO và PGE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất thứ cấp phân lập từ chủng vi nấm biển penicillium oxalicum CLC MF05 (Trang 62 - 65)

gây ra trong tế bào BV2

Tế bào BV2 là dòng tế bào thần kinh đệm của chuột, được xem là một mô hình quan trọng cho các thử nghiệm in vitro của các tác nhân kháng viêm ngày nay. Khi các tế bào thần kinh đệm được kích hoạt bởi LPS, một số cytokine được giải phóng và tham gia vào phản ứng viêm của cơ thể. Trong số đó, NO là một chất trung gian gây viêm, NO do iNOS tạo ra sẽ gây độc cho tế bào và liên quan trực tiếp đến cơ chế bệnh sinh của quá trình viêm. COX-1 và COX-2 là các isozyme chuyển đổi axit arachidonic thành prostaglandin, tuy nhiên, COX-2 phản ứng chủ yếu để tạo ra một lượng lớn PGE2 trong tế bào đại thực bào [162]. Do đó, việc ức chế các sản phẩm trung gian gây viêm như NO và PGE2 có thể là phương pháp hiệu quả để điều trị một số loại viêm.

Trên cơ sở đó, khả năng kháng viêm in vitro của các hợp chất 1-3 đã

được đánh giá trước tiên trên mô hình tác dụng ức chế của chúng đối với sự sản sinh quá mức NO và PGE2 ở tế bào BV2 do LPS gây ra. Các tế bào được xử lý với các hợp chất 1-3 trong 3 giờ, sau đó kích hoạt với LPS trong 24 giờ ở nồng độ 1,0 μg / mL. Nồng độ NO được đo trong dịch nuôi cấy bằng phản ứng Griess và xét nghiệm ELISA.

Như được hiển thị trong Hình 3.21, nồng độ NO trong dịch tế bào đã tăng lên rõ rệt sau khi xử lý các tế bào chỉ với LPS so với đối chứng âm. Tuy nhiên, khi các tế bào kích thích bởi LPS được xử lý với các hợp chất 1-3, chất trung gian gây viêm NO bị ức chế đáng kể theo cách phụ thuộc vào liều lượng. Đặc biệt ở nồng độ cao nhất (20M), hợp chất 1 ức chế sự sản sinh NO khoảng 3 lần so với nhóm tế bào được kích thích bởi LPS. Ở nồng độ cao nhất của hợp chất 2 (20 M) và hợp chất 3 (80 M), lượng NO sản sinh ra thấp hơn khoảng 2 lần so với nhóm tế bào được kích thích bởi LPS.

Hình 3.21: Ảnh hưởng của hợp chất 1-3 đến sự sản xuất quá mức NO ở tế bào BV2 được kích thích bởi LPS

Tương tự, kết quả đánh giá ảnh hưởng của các hợp chất 1-3 đến sự sản sinh PGE2 ở tế bào BV2 kích thích bởi LPS cho thấy nồng độ PGE2 đã tăng lên đáng kể ở nhóm tế bào được kích thích bởi LPS. Tuy nhiên, lượng PGE2

sản sinh bị ức chế mạnh khi có mặt các hợp chất 1-3 ở các nồng độ khác

nhau. Đáng chú ý, ở liều cao nhất (20M), hợp chất 1 và 2 thể hiện khả năng

ức chế lượng PGE2 sản sinh ít hơn 3 lần so với nhóm tế bào kích thích bởi LPS nhưng không được xử lý với hợp chất. Ở nồng độ cao nhất của hợp chất

3 (80M), lượng PGE2 sản sinh bị ức chế ở mức khoảng 2 lần so với nhóm tế bào kích thích bởi LPS (Hình 3.22).

Hình 3.22: Ảnh hưởng của hợp chất 1-3 đến sự sản xuất quá mức PGE2 ở tế bào BV2 được kích thích bởi LPS

Trên cơ sở các kết quả đánh giá sơ bộ tác dụng ức chế sự sản sinh NO và PGE2 của 3 hợp chất ở các nồng độ khác nhau ở tế bào BV2 kích thích bởi LPS, các hợp chất đều cho thấy khả năng ức chế có ý nghĩa sự sản sinh NO và PGE2 ở tế bào BV2. Do đó, các hợp chất này tiếp tục được thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau để xác định giá trị ức chế 50% (IC50).

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sản sinh NO và PGE2 của hợp chất 1-3 Hợp chất IC50 (M) NO PGE2 1 9.2 ± 0.5 8.9 ± 0.4 2 15.2 ± 0.8 9.6 ± 0.5 3 75.5 ± 3.8 48.4 ± 2.4

Như kết quả trình bày ở Bảng 3.4, trong số 3 hợp chất thử nghiệm, hợp chất 1 thể hiện tác dụng ức chế sản sinh NO và PGE2 mạnh nhất, với giá trị IC50 9.2 ± 0.5µM và 8.9 ± 0.4 µM. Hợp chất 2 thể hiện tác dụng ức chế sản sinh NO và PGE2 rất đáng kể, với giá trị IC50 lần lượt là 15.2 ± 0.8µM và 9.6 ± 0.5 µM; trong khi hợp chất 3 thể hiện tác dụng ức chế sản sinh NO và PGE2

ở tế bào BV2 khiêm tốn nhất, với giá trị IC50 lần lượt là 75.5 ± 3.8 µM và 48.4 ± 2.4 µM. Kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với các thông số ức chế của các hợp chất trong thử nghiệm khảo sát ban đầu.

Như vậy cả ba hợp chất 1-3 đều thể hiện hoạt tính kháng viêm với giá

trị IC50 trong khoảng 8,9-75,5 µM. Đáng chú ý, đây là nghiên cứu đầu tiên về hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất này ở dòng tế bào BV2 kích thích bởi LPS. Nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính kháng viêm của các hợp chất 1-3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất thứ cấp phân lập từ chủng vi nấm biển penicillium oxalicum CLC MF05 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)