IV. Tổng quan về kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội trong và ngoài nước
4.2. Tăng cường năng lực cạnh tranh dựa trên đổi mới sáng tạo
4.2.1. Thực tiễn ở Việt Nam
Có nhiều xếp hạng về năng lực cạnh tranh khác nhau đối với địa phương gồm: Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI và USAID; Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) của CECODES và UNDP Việt Nam; và Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) của Bộ Nội vụ.
4.2.2. Kinh nghiệm quốc tế
WEF (2016) định nghĩa năng lực cạnh tranh là “Tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố quyết định mức độ năng suất của một quốc gia”; hay Porter (2001) cũng cho rằng yếu tố quyết định của năng lực cạnh tranh vẫn phải là năng suất. Khi xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cho các vùng và địa phương, EU sử dụng định nghĩa (về năng lực cạnh tranh cấp vùng) của Dijkstra và các cộng sự (2011), khi cho rằng năng lực cạnh tranh của vùng là khả năng cung cấp một môi trường hấp dẫn và bền vững cho các doanh nghiệp và người dân sống và làm việc tại đây.
Theo Huggins và các cộng sự (2013), có ba cách thức để xây dựng bộ chỉ số: 0 sử dụng một chỉ số duy nhất; (ii) xem xét nhiều khía cạnh của một nền kinh tế
và mỗi một khía cạnh có một chỉ số đại diện nhưng không cung cấp một chỉ số chuẩn, tổng hợp của tất cả khía cạnh; và (iii) Xem xét nhiều khía cạnh và mỗi khía cạnh có một chỉ số đại diện, đồng thời mỗi chỉ số có một trọng số riêng, từ đó xây dựng một chỉ số chuẩn hỗn hợp. Cách thức thứ ba là cách thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay, dù chúng gây tranh cãi về trọng số của từng thành phần chỉ số.
Porter (2001) đã xây dựng một báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp vùng của Hoa Kỳ. Cũng tương tự như báo cáo về năng lực cạnh tranh do Huggins và các cộng sự (2014) và Liên minh châu Âu (2016), Porter đánh giá rất cao yếu tố “đổi mới” và coi đây chính là cốt lõi của năng lực cạnh tranh vùng. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Porter là ông gắn năng lực cạnh tranh cấp vùng của Hoa Kỳ với việc hình thành các cụm
ngành (cluster). Đổi mới và mức sống
Nguồn: Porter (2009)
Alexandru (2015) đã có nghiên cứu tổng hợp, đánh giá những mô hình chính để đo lường năng lực cạnh tranh cấp vùng trên thế giới, trong đó có RCI được áp dụng cho EU (xem Annoni và các cộng sự 2017), chỉ số cạnh tranh cấp vùng của Vương quốc Anh, chỉ số liên doanh (joint venture) của Hoa Kỳ, và chỉ số Ecorys- Neil (được áp dụng cho 40 vùng ở Tây Bắc châu Âu).
Có thể thấy rằng, có nhiều bộ chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp vùng/tỉnh trên thế giới, tuy nhiên chúng có những điểm chung nhất định như đã trình bày ở trên. Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh của quốc tế tập trung trọng tâm vào năng suất và các thành tố cấu thành tạo ra năng suất đó.Việc xây dựng các bộ chỉ số này không đơn giản chỉ là việc đo lường, mà sâu xa hơn là việc xem xét, nghiên cứu, đánh giá yếu tố nào tác động trực tiếp hoặc có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh cấp vùng.
Đổi mới sáng tạo hoặc khoa học công nghệ dự kiến sẽ là một đột phá phát triển đất nước trong Chiến lược thời kỳ 2021-2030. Do vậy, hướng phát triển của Hà Nội cần đi theo xu thế của toàn cầu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Thủ đô. Hà Nội cần phải xây dựng và nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo cho Thủ đô, từ đó năng cao sức cạnh tranh, tạo ra năng suất lớn hơn và sự thịnh vượng cho người dân một cách bền vững và dài hạn. Đặc biệt là cần phải tạo ra một thể chế thuận lợi cho đổi mới, sáng tạo.