II. Đề xuất quan điểm và mục tiêu phát triển
2.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển
2.2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Mục tiêu tổng quát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:
Tận dụng tối đa lợi thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường. Phấn đấu GRDP giai đoạn 2021- 2025 tăng cao và ổn định; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững. Tiếp tục phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ; đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống; mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô. Phát huy vai trò đầu tàu, trung tâm phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Đến năm 2025, Hà Nội cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp hóa theo hướng hiện đại49.
Đến năm 2030, Hà Nội là Thành phố công nghiệp hóa có mức thu nhập trung bình GRDP/người đạt mức cao (xem Phụ lục 4).
Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2045 (100 năm thành lập nước)
Đến năm 2045, Hà Nội là là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, có kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững với cơ cấu kinh tế dịch vụ là chủ đạo; là Thủ đô phát triển tương đương với thủ đô của các nước phát triển trong khu vực và có tầm quốc tế:
Hà Nội là đô thị đặc biệt, văn hiến, văn minh, thanh lịch, đẹp, giàu bản sắc dân tộc và hiện đại, tiêu biểu cho cả nước; người dân có mức sống cao về vật chất và tinh thần, có tính cách thân thiện, hữu nghị và mến khách; các khu trung tâm chính trị, trung tâm hành chính quốc gia, khu ngoại giao đoàn và tổ chức quốc tế, trung tâm quốc tế, khách sạn cao cấp, hệ thống thông tin quốc tế… được xây dựng theo quy hoạch, điều kiện làm việc tốt, được bảo vệ an toàn tuyệt đối; hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, hiện đại, đồng bộ liên hoàn kết nối thông suốt trong thành phố và với tất cả các địa phương trong nước và quốc tế; Thành phố xanh, không gian mặt nước phong phú với hệ sinh thái bền vững, sạch, đẹp, môi trường được bảo vệ tốt.
Trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, thương mại và du lịch lớn nhất ở phía Bắc, thứ hai của cả nước và có vị trí cao trong khu vực; kinh tế tri thức phát triển với cơ cấu hiện đại, năng động và hiệu quả; môi trường đầu tư và kinh doanh tốt,
Hoàn thành 21/24 chỉ tiêu công nghiệp hóa, hiện đại theo Đề án “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2025, định hướng năm 2030” đã được phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của
đạt chuẩn quốc tế; về cơ bản không còn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn; là trung tâm giao dịch quốc tế chính của cả nước và giao dịch quốc tế quan trọng trong khu vực; thành phố quốc tế, nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, quốc tế, văn phòng đại diện các tập đoàn xuyên quốc gia, điểm đến hấp dẫn, an toàn trong khu vực và trên thế giới.
Trung tâm văn hoá lớn, nơi hội tụ các giá trị văn hoá truyền thống, hiện đại, giàu bản sắc Hà Nội và Việt Nam; hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao tâm cỡ quốc gia và quốc tế; trung tâm sáng tạo hàng đầu của cả nước với nhiều lĩnh vực đạt trình độ quốc tế: trung tâm sáng tạo văn học - nghệ thuật lớn, tiêu biểu của cả nước; trung tâm văn hóa đặc sắc, hấp dẫn của khu vực; khoa học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao; giáo dục, đào tạo tiên tiến, hiện đại; y tế chuyên sâu chất lượng cao hàng đầu cả nước và có uy tín trong khu vực; xã hội dân chủ, công bằng, kỷ cương, văn minh; đi đầu về phát triển xã hội, thực hiện an sinh xã hội.
Là khu vực phòng thủ vững mạnh, an ninh chính trị được đảm bảo; “Thành phố Hoà Bình”, trật tự an toàn xã hội tốt.
2.2.2. Kịch bản tăng trưởng
Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu (1) Dân số:
Căn cứ Kết quả Tổng điều tra dân số tháng 4/2019, giai đoạn 2009-2019 dân số Hà Nội tăng 2,23%/năm, dân số cả nước tăng 1,14%/năm (dân số cả nước giai đoạn 1999-2009 tăng 1,2%), dự báo tốc độ tăng dân số của cả nước và của Hà Nội sẽ chậm dần. Căn cứ dự báo tăng trưởng dân số của Tổng cục Thống kê đến năm 2049, dân số của cả nước và Hà Nội dự kiến như sau (xem Bảng 6):
Bảng 6: Dự báo dân số đến năm 2045
Giai đoạn Cả nước Hà Nội
Tốc độ tăng, % Dân số, nghìn người Tốc độ tăng, % Dân số, nghìn người
2021-2025 0,74 101.011 1,8 9.075,3
2026-2030 0,60 104.078 1,6 9.825,0
2031-2035 0,44 106.388 1,4 10.532,2
2036-2040 0,30 107.993 1,1 11.124,3
2040-2045 0,20 109.077 0,8 11.576,5
Đến năm 2045, dân số cả nước dự kiến đạt khoảng 110 triệu người, của Hà Nội đạt khoảng 11,5 triệu người và sau đó sẽ ổn định ở mức này.
Tỷ giá VNĐ/USD:
Căn cứ chuỗi số liệu về tỷ giá trung bình VNĐ/USD từ năm 2013 đến nay (giá trị trung bình tỷ giá của các tháng 3, 6, 9 và 12), tỷ giá VNĐ/USD có xu hướng ổn định (giai đoạn 2014-2019 tăng trung bình 1,72%/năm; nếu tính giai đoạn 2016-2019 thì tăng 1,32%/năm; hai năm 2018, 2019 tăng 1,06%/năm; năm
2019 tăng 0,84% so năm 2018). Giả định tốc độ tăng tỷ giá VNĐ/USD như sau: giai đoạn 2021-2025 tăng 0,9%/năm; 2026-2035 tăng 0,8%/năm; 2036-2045 tăng 0,7%/năm; Tỷ giá tại các mốc cụ thể như sau (xem Bảng 7):
Bảng 7: Dự báo tỷ giá VNĐ/USD
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2025 2030 2035 2040 2045
1.000 VNĐ/ 22,0 22,4 22,7 23,0 23,2 23,4 24,5 25,5 26,5 27,5 28,5
1 USD
Nguồn:https://www.customs.gov.vn/Lists/ExchangeRate/Default.aspx và tính toán của tác giả
Chỉ số giảm phát GDP (Deflator GDP, DGDP): Chỉ số giảm phát GDP = GDP giá hiện hành
GDP giá cố định Bảng 8: Chỉ số giảm phát DGDP Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1.Cả nước DGDP 1,000 1,213 1,345 1,409 1,461 1,458 1,474 1,534 1,585 1,646 Tốc độ tăng, 21,26 10,92 4,76 3,66 -0,19 1,11 4,09 3,26 3,90 % 2. Hà Nội DGRDP, % 1,000 1,161 1,259 1,312 1,344 1,353 1,371 1,408 1,438 1,465 Tốc độ tăng, - 16,08 8,49 4,18 2,41 0,68 1,36 2,72 2,12 1,89 %
Theo chuỗi số liệu GDP, Chỉ số DGDP (xem Bảng 8) của cả nước giai đoạn 2011-2019 tăng trung bình 5,7%/năm. Theo chuỗi số liệu GRDP của Hà Nội, Chỉ số DGRDP giai đoạn 2011-2019 tăng trung bình 4,34%/năm. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, Chỉ số DGRDP có xu hướng tăng thấp hơn và ổn định. Dự báo Chỉ số DGRDP theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2021-2030: Giai đoạn 2031-2035: Giai đoạn 2036-2040: Giai đoạn 2041-2045:
(4) Hệ số ICOR
DGDP tăng trung bình 3,5%/năm.
DGDP tăng trung bình 3,0%/năm.
DGDP tăng trung bình 2,5%/năm.
DGDP tăng trung bình 2,0%/năm.
Giai đoạn 2016-2020, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống hạ tầng kỹ thuật được tập trung đầu tư, hệ số ICOR khá cao (theo cách tính mới là 4,5). Dự kiến giai đoạn tới, vốn đầu tư sẽ chuyển hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, cùng với việc tăng cường quản lý vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư được nâng lên và hệ số ICOR dự báo sẽ giảm (xem Chương I về mô hình Harrod - Domar):
Giai đoạn 2021-2025: hệ số ICOR khoảng 4,1-4,2. Giai đoạn 2026-2035: hệ số ICOR khoảng 4,2. Giai đoạn 2036-2040: hệ số ICOR khoảng 4,5. Giai đoạn 2041-2045: hệ số ICOR khoảng 5,0.
Năng lực tăng thêm của nền kinh tế
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội tiếp tục phát triển theo chiều rộng, huy động tối đa các nguồn lực khu vực Hà Nội mở rộng cho phát triển, coi đây là ưu tiên hàng đầu để tạo tiềm lực phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội cho giai đoạn tiếp theo. Phát triển mạnh không gian kinh tế, trên cơ sở:
Tập trung hoàn thành 2-3 đô thị vệ tinh.
Đầu tư mới các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch.
Lấp đầy khoảng 50% diện tích các khu, cụm công nghiệp mới xây dựng và đến năm 2030 đạt tỷ lệ lấp đầy 90%.
Thu hút đầu tư, đưa khu công nghệ cao Hòa Lạc vào hoạt động hết công năng.
Đẩy mạnh tiến độ các dự án (vốn trong và ngoài nước) đã được cấp phép đầu tư.
Thu hút 2-3 tập đoàn kinh tế lớn trong mỗi giai đoạn 5 năm. Nếu có 01 tập đoàn như vậy đầu tư tại Hà Nội, theo tính toán khi đi vào hoạt động sẽ nâng tốc độ tăng trưởng GRDP thêm 0,8-1%/năm (nếu như đầu tư năm 2014, 2015 thì giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng của Hà Nội đã có thể đạt 8,0-8,3%; xem Phụ lục 7a,
b, c).
Cùng với việc phát triển theo chiều rộng, tập trung phát triển theo chiều sâu, hiện đại hóa các ngành kinh tế với mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng thành phố thông minh, đặc biệt là trong quản trị chính quyền, quản trị đô thị, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng của nền kinh tế.
Xây dựng các phương án tăng trưởng
Kịch bản tăng trưởng dựa trên các giả định về:
Tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực và phát triển của các doanh nghiệp.
Khả năng thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài (các tập đoàn kinh tế lớn, ví dụ như SamSung) vào sản xuất kinh doanh tại Hà Nội.
Tăng trưởng GDP của cả nước và mức độ thành công trong chuyển đổi số (CMCN 4.0).
Tổng vốn đầu tư phát triển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Dự báo về khả năng xả ra thiên tai, dịch bệnh.
Dự báo về thị trường (trong và ngoài nước).
Quyết tâm của hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và nỗ lực của doanh nghiệp, người dân Hà Nội; khả năng phát huy cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển.
Tính toán các chỉ tiêu tăng trưởng như sau:
Quy mô GRDPn (giá cố định) năm kế hoạch n được tính toán dự trên quy mô của năm trước k và tốc độ tăng trưởng (g%) theo công thức:
GRDPn (giá cố định) = GRDPk (giá cố định) + g x GRDPk/100 (i)
Quy mô GRDPn (theo giá hiện hành) của năm kế hoạch n được tính toán trên cơ sở GRDPn (giá cố định) và Chỉ số DGDP, cụ thể như sau:
GDPn (giá hiện hành) = GRDPn (giá cố định) x DGDP (ii)
GRDP/người (theo giá nội tệ và USD) được tính trên cơ sở GRDP (giá hiện hành), dân số và tỷ giá USD.
Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển được dự báo trên cơ sở hệ số ICOR (xem
Chương I về mô hình Harrod - Domar) theo công thức:
In = ICOR x (GRDPn-GRDPk) (iii)
Số liệu tính toán các phương án tăng trưởng cụ thể xem biểu Phụ lục 7b, c,
d. c) Tổng hợp các kịch bản tăng trưởng giai đoạn 2021-2025
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của cả nước đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% để đảm bảo nền kinh tế không bị tiếp tục tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, đồng thời tạo dựng một nền tảng vững chắc hơn trên con đường trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với Hà Nội - đầu tàu kinh tế, có sức lan tỏa, lôi kéo phát triển đối với các địa phương và vùng lân cận, tốc độ tăng trưởng cần phải cao hơn mục tiêu này của cả nước để tạo ra một quy mô GRDP đủ lớn, đủ sức ảnh hưởng. Mặt khác, quy mô GRDP của Hà Nội hiện nay lớn hơn khá nhiều so với các địa phương khác nên đạt được tốc độ tăng trưởng tăng cao cũng sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng của Hà Nội nếu thực sự dựa trên đẩy mạnh hiện đại hóa, đổi mới sáng tạo thì tính hiệu quả, hiệu suất và bền vững cao hơn nhiều so với mô hình hiện nay. Bên cạnh đó, Hà Nội đang nhận được sự ưu tiên nhất định bởi tính chất “Trung ương” khi hàng loạt công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, hiện đại (như các tuyến cao tốc hướng tâm) đã và đang được hoàn thiện.
Căn cứ dự báo bối cảnh tình hình thế giới và khu vực, dự thảo mục tiêu tăng trưởng của cả nước trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, xu hướng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2016-2020, tổng hợp kịch bản tăng trưởng của thành phố Hà Nội theo 03 phương án xây dựng như bảng sau (cụ
Bảng 9. Tổng hợp các phương án tăng trưởng giai đoạn 2021-2025
TT Chỉ tiêu 2016-2020 2021-2025
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
1 Dân số cuối kỳ, nghìn người 8.300,8 9.075,3
2 Tăng trưởng GRDP, % 7,39 7,5-8,0 8,0-8,5 >8,5
3 GRDP/người, triệu đồng 127,6 200-205 205-208 >208
4 Vốn đầu tư phát triển, nghìn tỷ 1.744 3.143-3.230 3.230-3.370 >3.370 đồng
5 Hệ số ICOR 4,5 4,1-4,2 4,0-4,1 < 4,0
Phương án 1 (lựa chọn): Tăng trưởng GRDP từ 7,5-8,0% với một số giả định như sau:
Các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển.
GDP cả nước tăng khoảng 7,0% bình quân năm giai đoạn 2021-2025.
Tổng vốn đầu tư phát triển huy động từ 3.140-3.230 nghìn tỷ đồng; hiệu quả đầu tư được cải thiện so với giai đoạn trước: hệ số ICOR từ 4,1-4,2.
Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường nhưng vẫn được kiểm soát.
Thị trường trong và ngoài nước còn khó khăn, tuy nhiên vẫn duy trì tăng trưởng khá; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%; sức mua trong nước tăng khoảng 10%, sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển. Thu hút được 1-2 tập đoàn xuyên quốc gia triển khai một số dự án lớn đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Phương án 2: Tình hình có nhiều thuận lợi; chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân có nhiều nỗ lực, cố gắng thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng GRDP từ 8,0-8,5% với một số giả định như sau:
Tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực có nhiều khởi sắc; doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh; thu hút được 2-3 tập đoàn xuyên quốc gia triển khai một số dự án lớn đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo ra năng lực tăng thêm quy mô lớn cho Thành phố, nhất là ngành công nghiệp và xây dựng.
GDP cả nước bình quân tăng trên 7,5% giai đoạn 2021-2025.
Thu hút tổng vốn đầu tư phát triển từ 3.230-3.370 nghìn tỷ đồng; hiệu quả đầu tư cao hơn so với giai đoạn trước: hệ số ICOR từ 4,0-4,1.
Thiên tai, dịch bệnh được kiểm soát (không xảy ra úng ngập diện rộng, dịch bệnh lớn ở người và vật nuôi).
Thị trường nước ngoài được mở rộng; tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu; tăng trưởng xuất khẩu trên 10%; sức mua trong nước tăng 10-11%, sản xuất kinh doanh phát triển.
Phương án 3: Tình hình có nhiều thuận lợi; chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân có sự cố gắng cao thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng GRDP trên 8,5% với một số giả định như sau:
Tình hình các ngành phát triển có nhiều khởi sắc; các nhà đầu tư có niềm tin vững chắc vào môi trường đầu tư, kinh doanh; doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh; thu hút được nhiều tập đoàn xuyên quốc gia triển khai đầu tư sản xuất kinh doanh tại Hà Nội; đổi mới sáng tạo và ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ từ CMCN 4.0 trong sản xuất, kinh doanh; các ngành, lĩnh vực cùng tạo ra năng lực