Dự báo một số cân đối lớn giai đoạn 2021-2025

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 127 - 128)

II. Đề xuất quan điểm và mục tiêu phát triển

2.3. Dự báo một số cân đối lớn giai đoạn 2021-2025

2.3.1. Thu - chi ngân sách

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 1.766-1.792 nghìn tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1.184,36 nghìn tỷ đồng), trung bình 353-358 nghìn tỷ đồng/năm và tăng 7%/năm.

Dự kiến tổng chi khoảng 777-788 tỷ đồng. Tái cơ cấu chi theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư xây dựng; dự kiến chi thường xuyên đến năm 2025 còn khoảng 48-50% tổng chi; đến năm 2030 ổn định khoảng 45-48% tổng chi.

2.3.2. Vốn đầu tư

Thu hút tổng vốn đầu tư phát triển: Để đảm bảo GRDP giai đoạn 2021-2025

tăng từ 7,5-8,0%/năm, tổng vốn đầu tư xã hội cần huy động khoảng 3,14-3,23 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm khoảng 32-32,5%; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước khoảng 51,5-52,0%, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 15,5-16% (xem Phụ lục 7d).

Chi ngân sách cho đầu tư phát triển: Dự kiến từ 388-410 nghìn tỷ đồng

nghìn tỷ đồng (dự kiến cân đối bố trí cho các dự án XDCB tập trung khoảng 65- 70%, trong đó 45-48% dành cho các công trình trọng điểm; khoảng 15% cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu thành phố và hỗ trợ các huyện; khoảng 15-20% cho các quỹ, trả nợ và dự phòng).

2.3.3. Sử dụng đất

Cơ cấu sử dụng đất tiếp tục thay đổi theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2025, diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 165 nghìn ha, chiếm 49,1% tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó, chuyển đổi khoảng 1/3 đất trồng lúa (30 nghìn ha) sang các hình thức sử dụng khác có hiệu quả hơn. Thực hiện đấu giá khoảng 2-3 nghìn ha tạo nguồn vốn đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng khung, hạ tầng đồng bộ các khu đô thị vệ tinh.

2.3.4. Lao động, việc làm

Dự kiến đến năm 2025, quy mô dân số của Hà Nội hơn 9 triệu người (tăng 1,8%/năm), trong đó, lực lượng lao động khoảng 49% (đến năm 2025 khoảng 4,30- 4,35 triệu lao động). Mỗi năm có gần 100 nghìn lao động tăng thêm (lao động ngoại tỉnh vào Thành phố trung bình khoảng 50 nghìn người). Mỗi năm cần tạo ra khoảng 150 nghìn việc làm để đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%. Dự kiến tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng lao động xã hội dưới 10%.

2.3.5. Khoa học, công nghệ

Đảm bảo tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học, công nghệ khoảng 2%. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0; cải thiện chỉ số sáng tạo của Thành phố;… nhằm nâng cao mức đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường, công nghệ rô-bốt (Roboticcs), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ viễn thông 5G, điện toán đám mây, công nghệ tài chính (FinTech), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), công nghệ in 3D,…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w