Phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 88 - 92)

II. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

2.4. Phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin

2.4.1. Phát triển văn hóa

Những mặt được:

Tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa có những chuyển biến quan

trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được đề cao và phát huy. Giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình bằng nhiều hình thức phong phú. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Triển khai xây dựng và thực hiện đề án nâng cao chất lượng mô hình văn hóa; thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;… Dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng. Sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hóa đã tạo được chuyển biến bước đầu.

Tích cực thực hiện xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch: Hàng năm thực

hiện biểu dương người tốt việc tốt, danh hiệu công dân ưu tú37; giảng dạy nếp sống thanh lịch văn minh trong trường học; tiếp tục thực hiện tổ chức việc tang, cưới, quản lý lễ hội văn minh;... Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động lễ hội (1.206 lễ hội) trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã giải quyết được một số điểm nóng những năm trước đây.

Xây dựng và thực hiện các mô hình văn hóa ở cơ sở. Phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các mô hình văn hóa “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”,… được tích cực triển khai. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo giúp đỡ người hoạn nạn, xóa đói giảm nghèo, khuyến học, phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Thanh niên lập nghiệp”… trở thành phong trào của quần chúng. Văn hóa đọc được quan tâm và phát triển.

Ban hành và tổ chức thực hiện hai bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn: Hà Nội là

địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành và triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội (năm 2017). Sau gần ba năm thực hiện hai bộ quy tắc ứng xử đã từng bước đi vào cuộc sống, có những tác động tích cực, được dư luận đồng tình, hưởng ứng. Nhiều mô hình hay, cách làm tốt xuất hiện, được nhân rộng, ý thức và hành động của cán bộ và người dân thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa được tăng cường. Việc lập

hồ sơ xếp hạng di tích được quan tâm, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong việc tôn vinh giá trị di sản văn hóa địa phương. Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lịch sử và di sản văn hóa phi vật thể lớn nhất cả nước với 5.922 di tích, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; trong đó có 01 di sản văn hóa thế giới - Hoàng Thành Thăng Long, 03 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh, 13 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 1.185 di tích cấp Quốc gia và 1.264 di tích cấp tỉnh, thành phố. Giai đoạn 2016-2018 có 319 di tích được tu bổ, tôn tạo (kinh phí 1.782 tỷ đồng). Đã hoàn thành công tác kiểm tra, khảo sát hiện trạng 149 di tích đã xếp hạng, di tích cách mạng kháng chiến có giá trị tiêu biểu xuống cấp nặng tại 22 quận, huyện, thị xã để tập trung tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2019-2020.

Nhiều dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản như: hát Ca trù, hát Dô, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, múa hát Ải Lao, hát Trống quân, chèo tàu, hát ví, tri thức trồng thuốc Nam của người Dao,... đã và đang được triển khai có hiệu quả trong cộng đồng. Các hoạt động quảng bá, phát huy di sản được hoạt động dưới nhiều hình thức tổ chức liên hoan, trình diễn tại các hoạt động sự kiện lớn của Thành phố. Hà Nội hiện có 80 nghệ nhân (39 người đợt 1 và

người đợt 2) được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng được đổi mới và nâng cao; sản phẩm văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng. Các hoạt động trang

trí, tuyên truyền cổ động trực quan được thực hiện dưới nhiều hình thức ngày càng hiện đại, thẩm mỹ. Các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tại các sân khấu lớn, nhỏ trên địa bàn Thủ đô, các lễ hội giao lưu văn hóa, lễ hội văn hóa ẩm thực vào các dịp lễ, tết, kỷ niệm của đất nước và Thủ đô thu hút được đông đảo nhân dân, khách du lịch tham gia, thưởng thức. Tổ chức tốt các hoạt động trưng bày, triển lãm, bảo tàng, thư viện, chiếu phim vào các dịp lễ, tết đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân.

Công nghiệp văn hóa được quan tâm phát triển. Với hơn 10.000 doanh

nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo, 230 nghệ nhân trong 1.350 làng nghề, Hà Nội xứng đáng là một trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu cả nước, trung tâm sáng tạo tiềm năng của khu vực Đông Nam Á.

Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế được mở rộng. Thành phố thường xuyên tổ chức các lễ hội

văn hóa, ẩm thực, giải thể thao trên địa bàn với sự tham gia của các đại sứ quán các nước và các tỉnh, thành phố, nổi bật như: Lễ hội Hoa Anh đào hàng năm; Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; chương trình lễ hội giao lưu văn hóa, ẩm thực Hà Nội; chương trình ngày chạy Olympic;... Năm 2019, Hà Nội đã được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới 246 thành phố sáng tạo.

Xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư, xây dựng: Hệ thống nhà văn hóa, khu thể thao; trung tâm văn hóa, thể thao; trung

tâm văn hóa thông tin của thôn, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn;… Đến nay, 30/30 quận, huyện thị xã có trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao; có 143 nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn, 2.330 nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố và 1.689

điểm sinh hoạt cộng đồng. Những mặt chưa được:

Nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có những chuyển biến

nhưng mới chỉ là kết quả bước đầu; chưa có sự thay đổi rõ nét về văn hóa ứng xử của người dân trong gia đình và nơi công cộng, bạo lực gia đình, các hành xử thiếu văn minh, văn hóa, hiện tượng vô cảm vẫn còn tồn tại. Việc thực hiện nhiệm vụ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là từ sự mở cửa về kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; và ảnh hưởng từ sự phát triển các phương tiện truyền thông mới.

Chưa khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để phát triển văn hóa. Nhiều di tích hiện đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư tu bổ, nâng cấp kịp

thời; nhiều di sản văn hóa phi vật thể không đủ sức tồn tại; công tác tuyên truyền, quảng bá chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác phối, kết hợp với ngành du lịch để phát triển, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của Thủ đô cũng còn những hạn chế. Kết quả triển khai thực hiện các ngành văn hóa Thủ đô và xã hội hóa trong quản lý, khai thác và sử dụng thiết chế, phát triển các môn thể thao trọng điểm còn khiêm

tốn. Hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ các hoạt động văn hóa cơ sở còn thiếu, hiệu quả chưa cao.

2.4.2. Phát triển thông tin, truyền thông

Những mặt được:

Công tác quản lý nhà nước về thông tin, báo chí, xuất bản trên địa bàn tiếp tục được tăng cường. Từ năm 2016, thành phố tổ chức các hoạt động phát triển văn

hóa đọc như Phố Sách Xuân, Hội Sách Thiếu nhi hằng năm thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân Thủ đô. Gian hàng sách tại Hội chợ sách quốc tế

Frankfurt được bạn bè quốc tế quan tâm và đánh giá cao và Phố Sách Hà Nội chính thức hoạt động từ ngày 01/5/2017 - là tuyến phố đầu tiên của Hà Nội dành riêng cho sách, kết hợp giá trị lịch sử của khu vực Phố 19-12 và không gian văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân Thủ đô. Triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất, đã hỗ trợ 61.965 hộ nghèo (94,78% tổng số hộ nghèo) tiếp cận xem truyền hình theo công nghệ mới này.

Đã triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng tập trung, đồng bộ, thống nhất. Đã kết nối mạng diện rộng (WAN) tới

các sở, ban, ngành, 30 UBND quận, huyện, thị xã và 584 UBND xã, phường, thị trấn. Duy trì công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, chuyển nhận văn bản trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn duy trì và sử dụng phần mềm quản lý văn bản kết nối, liên thông trên môi trường mạng; 100% cán bộ, công chức khai thác, sử dụng hộp thư điện tử trao đổi thông tin trong công việc. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; năm 2018, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 55%; hết năm 2019 dự kiến tỷ lệ đạt 100%.

Đã phối hợp Ban Cơ yếu Chính phủ cấp phát 150 chữ ký số cho tổ chức là các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc; 272 chữ ký số cho cá nhân là lãnh đạo cấp Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã và bộ phận văn thư thuộc Phòng Hành chính - Tổ chức của Văn phòng UBND thành phố quản lý.

Đã hoàn thành xây dựng, cung cấp thông tin về hệ thống quan trắc môi trường trên Cổng Giao tiếp điện tử thành phố: chất lượng không khí tại 10

điểm; chất lượng nước Hồ Tây; quan trắc lượng mưa; bản đồ úng ngập. Triển khai mô hình Trung tâm giám sát, điều hành CNTT của thành phố Hà Nội, xây dựng và triển khai hệ thống giao thông thông minh, du lịch thông minh và các

ứng dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Hoàn thành thí điểm ứng dụng tìm kiếm và thanh toán trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động và tiếp tục triển khai mở rộng tại 04 quận nội thành. Công tác đảm bảo an toàn thông tin tiếp tục được quan tâm. Các hoạt động trao đổi, hợp tác với các tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới và trong nước được đẩy mạnh. Tham gia mạng lưới thành phố thông minh ASEAN. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội luôn trong top 3 trên 63 tỉnh, thành phố về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng

dụng CNTT - Truyền thông (năm 2015 xếp thứ 3, năm 2016 xếp thứ 2, năm 2017 xếp thứ 3)38.

Những mặt chưa được:

Chưa thực hiện kết nối đến Cổng dịch vụ công Quốc gia để thống nhất cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Việc kết nối liên thông, ứng dụng các hệ thống thông tin do các Bộ, ngành triển khai còn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w