1.1. Bối cảnh quốc tế
Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kinh tế thế giới nhìn chung có nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ phát triển kinh tế trong nước: nền kinh tế thế giới đã phục hồi từ cuối năm 2016; các nền kinh tế lớn và phát triển, gồm Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù còn có nhiều bất định về chính sách, nhưng đã và đang tăng trưởng vững chắc; xu thế liên kết và tự do hóa thương mại tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng trưởng thương mại thế giới tích cực.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới cũng còn diễn biến phức tạp, khó lường, đan xen lẫn nhau như xu thế bảo hộ (điển hình với các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump) với các xu thế hội nhập; xu thế ly khai (Brexit, Catalonya, Basque, Đông Ukraine…), chiến tranh Syria và xung đột xảy ra ở một số nơi, xuất hiện những nhân tố mới có tầm ảnh hưởng sâu, rộng12 và làn sóng người di cư từ Châu Phi; đối đầu giữa các cường quốc, nhất là thương mại Mỹ - Trung, kéo theo hàng loạt động thái lớn về chính sách của các quốc gia, nền kinh tế lớn13; đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 ảnh hưởng nặng nề trên cấp độ toàn cầu.
1.2. Bối cảnh trong nước
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 được triển khai một cách quyết liệt, mạnh mẽ, khơi thông nhiều điểm nghẽn cho phát triển. Sau gần 35 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều: tăng trưởng GDP được cải thiện đáng kể, dự báo cả giai đoạn 2016-2020 đạt 6,8%/năm; chất lượng tăng trưởng được nâng lên, lạm phát được kiểm soát tương đối ổn định; cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư và dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục. Tuy vậy, chuyển đổi mô hình tăng trưởng diễn ra còn chậm; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động; nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như nợ công, nợ xấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Triển khai thực hiện các đột phá chiến lược thu được kết quả bước đầu nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Thể chế thị kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện, cải cách hành chính được đẩy mạnh, song nhiều quy định của hệ thống pháp luật, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu và thực thi chưa nghiêm, đặc biệt trong việc tạo điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp. Hạ tầng
Tâm điểm là từ nguy cơ đã chuyển thành “chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc” từ tháng 7/2018 và đến nay hai nước đã chính thức áp thuế thêm 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu lẫn nhau.
Nhất là việc điều chỉnh tăng lãi suất của Mỹ, tín hiệu thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương lớn, như Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)…
được quan tâm đầu tư đồng bộ, tập trung vào các đô thị lớn, tuy nhiên nhiều công trình lớn khởi công và thực hiện còn chậm, chưa phát huy hiệu quả. Đổi mới căn bản giáo dục toàn diện có những bước tích cực, nhưng vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu sử dụng lao động.
Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm nhưng đang xuất hiện nhiều bức xúc. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường có một số chuyển biến nhất định, đã chuyển dần từ bị động sang chủ động giải quyết, nhưng tình hình ô nhiễm, xử lý môi trường ở nhiều nơi còn bất cập. Công tác an ninh, chính trị quốc gia được giữ vững, nhưng vẫn còn hạn chế trong bảo đảm an toàn, như an ninh mạng và công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội một số nơi còn yếu.
1.3. Bối cảnh tác động đến Hà Nội
Trong giai đoạn 2016-2020, tình hình thế giới diễn biến khá nhanh, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, chuyển hóa tương đối phức tạp. Xét về tổng thể, trong bối cảnh tình hình chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô cả nước tích cực hơn so với giai đoạn trước, Hà Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao vị thế của Thủ đô trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, Hà Nội cũng đối mặt với những tác động không thuận lợi, thách thức, thậm chí một số mặt còn khó khăn hơn trước:
Về kinh tế: Tỷ lệ nợ công trong nước tăng, áp lực trả nợ lớn, tạo rủi ro đối với
an ninh tài chính quốc gia, tăng trách nhiệm đóng góp ngân sách của Hà Nội với Trung ương; từ đó, hạn chế khả năng tiết kiệm và sử dụng nguồn lực cho phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, đầu tư của cả nước tăng nhanh, ngày càng tạo ra sức ép đối với hạ tầng giao thông của Hà Nội, dẫn đến tình trạng quá tải của sân bay Nội Bài, tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường cửa ngõ, ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư.
Về văn hóa - xã hội, môi trường và an ninh: Hệ giá trị văn hóa đang trong
vòng xoáy, chịu nhiều tác động tiêu cực do đạo đức xuống cấp, sự lệch chuẩn về giá trị sống, suy giảm niềm tin… là những nguy cơ hiện hữu ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và giá trị sống của người Hà Nội. Đô thị hóa, nhất là dòng người di cư đến Hà Nội tăng nhanh gây tình trạng quá tải đối với cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, tạo sức ép lên năng lực quản lý đô thị của các cấp chính quyền. Chi phí sinh hoạt bị đẩy cao hơn so với các đô thị khác, chất lượng cuộc sống suy giảm về một số mặt (ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, quá tải dịch vụ y tế, giáo dục…). Tình hình phòng chống cháy nổ còn bất cập, nhiều vụ việc nghiêm trọng đã diễn ra; tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, do tính “động” và “bất định” của người nhập cư, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội đối mắt với nhiều thách thức khó lường.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh: Thời tiết cực đoan diễn biến phức
tạp, úng ngập diện rộng; dịch bệnh ở người, nhất là đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế của Thành phố, dịch bệnh trên vật nuôi trên địa bàn vẫn xảy ra, nhất là dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019 làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổng đàn lợn và tăng trưởng âm của ngành nông nghiệp.