Khái niệm hợp đồng mua bán, nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

Hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua, bán nợ. Hợp đồng này vừa chứa đựng những đặc điểm chung của loại hợp đồng mua, bán vừa thể hiện những đặc điểm riêng của hợp đồng mua, bán nợ.

Hiện nay định nghĩa về hợp đồng mua, bán nợ chƣa đƣợc pháp luật về ngân hàng quy định, song, xuất pháp từ lý thuyết chung về hợp đồng mua bán, có thể khái quát định nghĩa về hợp đồng mua bán nợ nhƣ sau:

Hợp đồng mua, bán nợ là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên mua nợ và bên bán nợ, theo đó bên bán nợ có nghĩa vụ chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua nợ và nhận tiền, còn bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và nhận quyền đòi nợ.

Nhƣ vậy, với định nghĩa nêu trên, hợp đồng mua bán nợ có bản chất là hợp đồng mua bán tài sản, vì vậy, loại hợp đồng này mang đầy đủ các đặc điểm chung

32

của hợp đồng mua bán, nhƣ tính chất song vụ, có đền bù; mục đích của hợp đồng là nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên bán sang bên mua… Tuy nhiên, hợp đồng mua, bán nợ cũng có những đặc trƣng riêng để phân biệt với các hợp đồng mua bán tài sản thông thƣờng khác đó là:

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua, bán nợ. Một bên chủ thể của hợp

đồng mua, bán nợ là TCTD đƣợc phép tham gia hoạt động mua, bán nợ (với tƣ cách là bên bán nợ), còn bên kia là các tổ chức, cá nhân (với tƣ cách là bên mua nợ) và trở thành chủ sở hữu của khoản nợ đó.

Thứ hai, về đối tƣợng của hợp đồng mua, bán nợ là các khoản nợ phải thu từ

quan hệ cho vay giữa TCTD với khách hàng vay vốn. Việc mà các bên thoả thuận chuyển giao cho nhau trong hợp đồng này chính là quyền đòi nợ, với tƣ cách là một loại quyền tài sản – hay tài sản. Thƣờng thì, khoản nợ đƣợc mua, bán trong giao dịch này phải đƣợc thanh toán vô điều kiện, không bị huỷ ngang và đƣợc phép chuyển nhƣợng theo quy định của pháp luật. Chính điều này dẫn đến hợp đồng mua, bán nợ có tính đặc thù tƣơng đối so với một số loại hợp đồng mua bán tài sản khác trong đời sống dân sự và thƣơng mại.

Thứ ba, hợp đồng mua, bán nợ là loại hợp đồng chứa đựng nguy cơ rủi ro rất

cao cho bên mua nợ. Vì, đối tƣợng đƣợc mua bán không chỉ bao gồm các khoản nợ lành mạnh, nợ trong hạn, nợ có tài sản bảo đảm mà còn bao gồm cả những khoản nợ quá hạn, nợ không có tài sản bảo đảm, nợ khó đòi (nợ xấu). Tính rủi ro cao của loại hợp đồng này còn thể hiện ở chỗ, bên mua nợ rất khó đánh giá và tiên liệu một cách chính xác và khách quan về khả năng thu hồi của khoản nợ đƣợc bán. Vì, lý do này mà bên mua nợ chỉ chấp nhận mua với giá cả thấp hơn giá trị thực tế của khoản nợ đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ƣớc vay gốc, phần chênh lệch này đƣợc xem nhƣ sự bù đắp cho những rủi ro mà bên mua nợ phải đối mặt khi chấp nhận ký kết hợp đồng mua, bán nợ với TCTD.

1.3.2. Các hình thức mua, bán nợ

Hoạt động mua, bán nợ đƣợc tiến hành xuất phát từ nhu cầu thực tế của các chủ thể (NH, các nhà đầu tƣ…) các ngân hàng muốn bán khoản nợ để thu hồi vốn,

33

hạn chế phần nào những tổn thất trong hoạt động cho vay. Các nhà đầu tƣ có nguồn vốn nhàn rồi, sẵn sàng đầu tƣ vào việc mua lại nợ của các TCTD với mục đích đầu tƣ dài hạn để kiếm lợi nhuận. Từ nhu cầu thực tế đó mà các chủ thể đã hình thành quan hệ cung - cầu cho thị trƣờng mua, bán nợ.

Một là: Mua, bán nợ theo hình thức chuyển nhượng toàn bộ khoản nợ có nghĩa là mua đứt, bán đoạn: Khi mua, bán nợ theo hình thức này thì quyền và nghĩa

vụ đối với khoản nợ của TCTD đƣợc chuyển hẳn sang cho bên mua nợ (nghĩa là quyền và nghĩa vụ của chủ nợ (bên bán nợ) đƣợc chuyển hẳn sang cho ngƣời mua nợ). Nhƣ vậy, bên mua có quyền yêu cầu trả nợ trực tiếp đối với bên đi vay nợ. Điều này, có nghĩa là bên vay phải đồng ý với việc bán khoản nợ của mình trƣớc khi sự chuyển nhƣợng đƣợc thực hiện. Qui tắc này đƣợc xây dựng nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua nợ và bên nợ đồng thời gắn trách nhiệm của bên nợ đối với việc thanh toán khoản nợ khi đến hạn cho bên mua nợ.

Hai là: Mua bán nợ theo hình thức chuyển nhượng một phần khoản nợ: Khi

mua, bán nợ theo hình thức này thì quyền và nghĩa vụ đối với khoản nợ của TCTD không thay đổi. Ở đây chỉ thực hiện việc chuyển giao một phần quyền sở hữu đối với khoản nợ từ TCTD sang bên mua nợ; bên bán là đồng chủ sở hữu của khoản nợ đó còn bên mua nợ thực hiện quyền đòi nợ và thu nợ từ bên nợ dựa trên sự uỷ quyền của ngƣời bán nợ, tức là ngƣời chủ nợ ban đầu. Việc mua, bán nợ trong trƣờng hợp này không cần có sự thỏa thuận với bên vay nợ, vì TCTD vẫn là chủ sở hữu của khoản nợ (trừ trƣờng hợp khoản nợ đã có văn bản thỏa thuận về việc không đƣợc bán). Về bản chất pháp lý, mua bán nợ theo hình thức này chƣa hoàn toàn đúng nghĩa là một quan hệ mua, bán nợ (vì không có việc chuyển giao quyền sở hữu vật bán - món nợ từ ngƣời bán sang cho ngƣời mua) mà có phần thiên về bản chất là quan hệ dịch vụ thu hộ (uỷ quyền đại diện thu hộ).

Hai hình thức mua bán nợ trên phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 4 Quyết định số: 59/2006/QĐ-NHNN “Một khoản nợ có thể đƣợc mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận”,

34

hai hình thức mua, bán nợ này dẫn đến hai hệ quả pháp lý khác nhau. Bán nợ theo hình thức chuyển nhƣợng toàn bộ khoản nợ thì quan hệ giữa TCTD với bên nợ chấm dứt; hình thành quan hệ pháp luật mới giữa bên mua nợ và bên nợ. Theo đó thì bên mua nợ sẽ thế vào vị trí của TCTD, là chủ sở hữu khoản nợ, có quyền yêu cầu trực tiếp đối với bên nợ và thực hiện việc thu khoản nợ khi đến hạn thanh toán. Đối với hình thức chuyển nhƣợng một phần khoản nợ, không làm chấm dứt quan hệ giữa TCTD với bên nợ mà chỉ xác lập thêm quan hệ giữa bên mua nợ và bên nợ chứ không hình thành quan hệ tín dụng mới giữa bên mua nợ và bên nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)