Nội dung pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 42 - 45)

37

bởi pháp luật ngân hàng mà còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhƣ: pháp luật thƣơng mại, pháp luật dân sự, pháp luật phá sản, pháp luật đất đai … Tuy nhiên, trong số các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ của các TCTD cần đƣợc quan tâm nhiều hơn đó là pháp luật ngân hàng, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai và pháp luật thƣơng mại. Bởi vì, các lĩnh vực luật nêu trên có tác động nhiều nhất và thƣờng xuyên nhất đến hoạt động mua, bán nợ của TCTD; và thông qua các đặc điểm về chủ thể tham gia hoạt động mua bán, nợ của TCTD cũng có thể giải thích đƣợc cho nhận định nêu. Theo đó, chủ thể tham gia vào hoạt động mua, bán nợ bao gồm: TCTD, thƣơng nhân không phải là TCTD và các tổ chức, cá nhân khác không phải là thƣơng nhân và có thể khái quát phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực này nhƣ sau:

Pháp luật ngân hàng điều chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối, tỷ lệ bảo đảm an toàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán, nợ của các TCTD; trong khi đó, pháp luật thƣơng mại điều chỉnh về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia giao dịch; pháp luật dân sự và pháp luật đất đai thì điều chỉnh về các khoản nợ có tài sản bảo đảm là động sản và bất động sản, trong đó đất đai là chủ yếu. Do tính chất phức tạp của các khoản nợ nên việc giải quyết vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định pháp luật là điều hết sức cấp thiết.

Một số nội dung quy định của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD gồm các nhóm sau: (i) nhóm quy định về chủ thể tham gia vào hoạt động mua, bán nợ của các TCTD; (ii) nhóm các quy định về hợp đồng mua, bán nợ; (iii) nhóm quy định về phƣơng thức mua, bán nợ; (iv) nhóm các quy định về bảo đảm an toàn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua, bán nợ của TCTD.

Về một số nội dung của các nhóm quy định này sẽ đƣợc phân tích ở Chƣơng 2 của luận văn.

38

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tình hình nợ xấu hiện nay đƣợc nhiều chuyên gia ví “nhƣ cục máu đông” đã tồn tại trong hệ thống ngân hàng từ nhiều năm qua; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng xuất hiện bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy, đòi hỏi phải có phƣơng pháp xử lý và phải đƣợc tiếp cận từ nhiều khía cạnh. Với hoạt động mua, bán nợ sẽ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc thu hồi các khoản nợ. Thông qua việc nghiên cứu một cách khái quát hoạt động này, về khái niệm, đặc điểm, vai trò… sẽ giúp cho các chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ thấy đƣợc tầm quan trọng của hoạt động này nhƣ thế nào đối với các ngân hàng nói riêng và đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

39

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)