Đặc điểm pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM, ngoài những đặc điểm chung của pháp luật về mua bán còn có những đặc điểm riêng cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM điều chỉnh quan hệ xã

hội phát sinh trong quá trình mua, bán nợ xấu của các bên. Chủ thể tham gia quan hệ này bao gồm một bên là các TCTD trong quá trình cho vay làm phát sinh nợ xấu và một bên là chủ thể đi mua nợ. Các bên đi mua nợ rất đa dạng, có thể là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc có nhu cầu mua nợ để kiếm lời hoặc đầu tƣ góp vốn nhằm đảm bảo an toàn, giảm dƣ nợ xấu của các ngân hàng.

36

Thứ hai, Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM chủ yếu là các quy phạm

pháp luật trao quyền cho các nhóm chủ thể bên bán (NHTM) và bên mua (các tổ chức, cá nhân); không giống nhƣ các loại tài sản khác đƣợc tự do mua bán không giới hạn chủ thể trên thị trƣờng, nợ xấu chỉ phát sinh trong hoạt động cho vay của các NHTM nên chỉ các chủ thể này tham gia vào giao dịch với vai trò bên bán nợ. Do đặc thù của giao dịch mua, bán nợ và để các chủ thể tham gia mua, bán nợ và xử lý nợ xấu đạt yêu cầu bên cạnh những quy định chung cũng cần có một cơ chế riêng để các bên tham gia giao này một cách hiệu quả nhất.

Thứ ba, Pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM đƣợc điều chỉnh chủ yếu

bằng phƣơng pháp bình đẳng, tự do thoả thuận. Về bản chất, giao dịch mua bán nợ xấu là một trong những nội dung của giao dịch dân sự trong đó quyền tự do thoả thuận của các bên đƣợc pháp luật tôn trọng. Trong giao dịch mua bán nợ xấu, các bên đều bình đẳng, tự do thoả thuận về giá mua bán, phƣơng thức thanh toán, đối tƣợng của giao dịch… Pháp luật tôn trọng sự tự do thoả thuận của các bên nhƣng sự thoả thuận đó không đƣợc trái với các quy tắc đạo đức xã hội và những quy định chung của pháp luật.

Thứ tư, Pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM đƣợc điều chỉnh hệ bởi hệ

thống các văn bản pháp luật chung và chuyên biệt bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Hoạt động mua, bán nợ xấu có tính chất đặt thù riêng nên cần thiết phải có một hệ thống pháp luật với các quy phạm pháp luật chuyên biệt điều chỉnh các vấn đề liên quan đến giao dịch này. Nội dung của những quy định riêng này bao gồm: chủ thể, đối tƣợng, hình thức, nội dung của hợp đồng…. Tuy nhiên, pháp luật về mua, bán nợ xấu là một bộ phận cấu thành của pháp luật dân sự, chính vì vậy mà phải thống nhất với các quy định của pháp luật dân sự. Trƣờng hợp, một vấn đề mới phát sinh chƣa đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành thì sẽ đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật chung trong dân sự.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)