- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá mức
4.2.2.5. Tiền sử sản khoa liên quan đến đái tháo đường thai kỳ
Tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai phụ có tiền sử thai lưu là 36,0%; trong nhóm có tiền sử sẩy thai là 36,2%, trong nhóm có tiền sử đẻ con to (≥ 4000g) là 42,9%, trong nhóm có tiền sử đẻ con dị tật là 37,5% (Bảng 3.11).
Nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng ở nhóm thai phụ có tiền sử sản khoa bất thường, gồm tăng 3,1 lần ở nhóm có tiền sử đẻ con to ≥ 4000g, 2,4 lần ở nhóm có tiền sử sẩy thai hoặc đẻ con dị tật; 2,3 lần ở nhóm có tiền sử thai lưu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Nguyễn Đức Vy và cộng sự cho rằng tiền sử sinh con > 3600g là yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK [66]. Sayeed MA cho rằng bệnh nhân có tiền sử thai lưu hoặc tử vong chu sinh làm tăng nguy cơ mức ĐTĐTK [82]. Theo Ostlund, mẹ có tiền sử đẻ thai to nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 5,59 lần (95%CI=2,68 – 11,7) [77]. Theo Lê Thanh Tùng, nguy cơ ĐTĐTK tăng 5,47 lần ở thai phụ có tiền sử đẻ con to so với thai phụ bình thường, tăng 1,43 lần ở
thai phụ có tiền sử sẩy thai liên tiếp; tăng 5,43 lần ở những thai phụ có tiền sử thai chết lưu [49]. Theo Jane và cộng sự, tỷ lệ thai phụ có tiền sử thai lưu trong nhóm khơng ĐTĐTK là 2,97%, trong nhóm ĐTĐTK là 3.8%; tỷ lệ thai phụ có tiền sử đẻ con to > 4000g trong nhóm khơng ĐTĐTK là 0.93%, trong nhóm ĐTĐTK là 1.8%; sự khác biệt là có ý nghĩa [68].
Cân nặng của trẻ lúc đẻ vừa là hậu quả, vừa là yếu tố nguy cơ ĐTĐTK cho lần mang thai sau. Khái niệm thai to ≥ 4000g là tiêu chuẩn của Châu Âu trước kia, ở Việt Nam có thể coi trẻ sơ sinh ≥ 3500g là thai to [65].