- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá mức
4.2.2.10. Số lượng yếu tố nguy cơ liên quan đến đái tháo đường thai kỳ
Chúng tôi đã hỏi các thai phụ về các yếu tố được coi là nguy cơ mắc ĐTĐTK, như tuổi, tiền sử gia đình ĐTĐ, huyết áp cao, sinh con to,.... Kết quả cho thấy có 63,5% thai phụ khơng có yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK, 36,5% tổng số thai phụ tham gia nghiên cứu có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK. Tỷ lệ ĐTĐTK tăng dần ở các nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ, 66,7% ở nhóm có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên.
So với nhóm khơng có yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK thì nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 1,7 lần ở nhóm thai phụ có 1 yếu tố nguy, 4,9 lần ở nhóm có 2 yếu tố nguy cơ, 12,1 lần ở nhóm có từ 3 yếu tố nguy cơ. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0.001.
Nghiên cứu của Thái Thị Thanh Thúy [7] cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ là 69,7% gấp 4,95 lần nhóm khơng có YTNC chỉ là 31,7%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,0001. Nhóm thai phụ có từ 3 yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ ĐTĐTK là 100% [7]. Nghiên cứu của Vũ Bích Nga cũng cho kết quả tương tự [58].
Theo Moses R, 39.2% phụ nữ ĐTĐTK khơng có yếu tố nguy cơ nào và trong số phụ nữ khơng có yếu tố nguy cơ có 4.8% mắc ĐTĐTK [88]. Theo Vũ Bích Nga, tỷ lệ ĐTĐTK của nhóm thai phụ khơng có yếu tố nguy cơ là 4.5%, nhóm có 1 yếu tố nguy cơ là 17.7%, nhóm có 2 yếu tố nguy cơ là 35%, nhóm có từ 3 yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ mắc ĐTĐTK là 100% [58].
Việc sàng lọc ĐTĐTK cho những thai phụ có yếu tố nguy cơ hay cho tất cả thai phụ cũng có nhiều ý kiến. Nếu chỉ sàng lọc cho thai phụ có yếu tố nguy cơ thì có thể bỏ sót đến 30% thai phụ mắc ĐTĐTK. Ở những cùng có tỷ lệ ĐTĐTK < 3% có thể chỉ cần sàng lọc cho những thai phụ có yếu tố nguy cơ. Vùng có tỷ lệ ĐTĐTK > 3% thì nên sàng lọc cho tất cả thai phụ [24].