- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá mức
4.2.2.7. Thói quen ăn, uống liên quan đến đái tháo đường thai kỳ
Chúng tơi đã hỏi các thai phụ về thói quen ăn uống trong 1 tuần trước khi làm NPDNG. Tuy nhưng những thơng tin thu được chưa xếp nhóm được một cách thực sự chính xác, nhưng khi phân tích bước đầu đã cho thấy một số vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể như sau:
Tỷ lệ thai phụ sử dụng dầu thực vật trong nấu nướng chiếm đa số, 87,3%. Tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai phụ thường sử dụng mỡ động vật để nấu nướng là 27,1%, nguy cơ gặp thai phụ mắc ĐTĐTK trong nhóm sử dụng mỡ động vật tăng 1,5 lần so với nhóm sử dụng dầu thực vật (Bảng 3.13).
Như vậy, dù lượng mỡ động vật sử dụng trong chế biến thức ăn không nhiều nhưng việc sử dụng hằng ngày cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa liên quan đến lipid, trong đó có ĐTĐTK. Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng cho thấy tỷ lệ ăn dầu thực vật chiếm 72,6% trong nhóm bình thường và 57,6% trong nhóm ĐTĐTK, nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 1,55 lần ở nhóm ăn mỡ động vật, tăng 1,35 lần ở nhóm ăn nhiều thịt lẫn mỡ; tăng 17,53 lần ở nhóm ăn nhiều phủ tạng động vật [49]. Nghiên cứu của Busetto L cũng đã chứng minh thói quen ăn nhiều mỡ làm tăng nồng độ acid béo tự do trong máu, dễ dẫn đến béo phì và các bệnh chuyển hóa khác, yếu tố liên quan đến cơ chế bệnh sinh ĐTĐ [125].
Tỷ lệ thai phụ có uống các loại nước ngọt ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi ngày ít nhất 1 cốc (nước mía, sữa đặc có đường, cocacola,… ) chiếm 44,6%, không uống nước ngọt chiếm 20,8%. Nguy cơ gặp thai phụ mắc ĐTĐTK trong nhóm uống nhiều nước ngọt tăng 4,8 lần so với nhóm khơng uống nước ngọt.
Khi hỏi thai phụ về các loại nước ngọt uống trong tuần trước khi thực hiện khám sàng lọc, loại thức uống hay được sử dụng là nước mía, đặc biệt dịp chúng tơi thực hiện sàng lọc vào mùa nóng. Các chị cho biết trên mạng xã hội và thực tế địa phương có nhiều ý kiến cho rằng uống nước mía thường xuyên trong thai kỳ giúp sinh con "sạch sẽ", "con to nhanh". Đối với sở thích về sữa, nhiều người cho biết họ thích uống các loại sữa hoặc nước ngọt có vị ngọt đậm đà, như sữa milo, sữa đặc có đường pha,... Mặt khác các thức uống này thường có giá vừa phải, mỗi tháng chưa đến 500 ngàn đồng, vì vậy thường được các thai phụ lựa chọn. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy việc uống nước mía hay nước ngọt nhiều trong thay kỳ có liên quan đến bệnh ĐTĐTK, đặc biệt ở người có thừa cân, béo phì. Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng cũng cho thấy nguy cơ gặp thai phụ ĐTĐTK trong nhóm có uống nước ngọt gấp 2,03 lần so với nhóm khơng uống, trong nhóm ăn nhiều đường gấp 4,37 lần so với nhóm cịn lại [49].
Tỷ lệ thai phụ không uống sữa dành cho bà bầu trong thai kỳ chiếm 50,2%; uống ≥ 6 ngày/ tuần chỉ chiếm 35%. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc uống nhiều sữa bầu (≥ 6 ngày/ tuần) với ĐTĐTK so với nhóm khơng uống sữa bầu. Trong thai kỳ thai phụ cần bổ sung nhiều dưỡng chất, nhất là canxi. Sữa bà bầu vì thế mà được các hãng sản xuất “thiết kế” riêng để ngoài việc thỏa mãn chức năng của các loại sữa nói chung cịn cung cấp tập trung nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin…; là những chất dễ bị thiếu hụt trong quá trình mang thai. Ngồi ra, các loại sữa bà bầu cũng được bổ sung Omega 3, Omega 6, DHA, ARA… hỗ trợ đắc lực cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.
Do vậy, bên cạnh việc tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày thì uống sữa trong suốt thai kỳ cũng rất cần thiết, uống sữa bà bầu không phải là cách duy
nhất nhưng nếu có điều kiện thì nên sử dụng vì những lợi ích thiết yếu của sữa dành cho mẹ và bé.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho bà bầu, sữa sản xuất trong nước hoặc sữa nhập khẩu, giá cả đa dạng. Nếu tính trung bình pha sữa theo khuyến cáo của hãng sữa và uống 2 ly 200ml/ ngày thì mỗi tháng thai phụ mất khoảng 1.500.000 đồng. Số tiền này khơng nhỏ đối với nhiều gia đình thai phụ ở thành phố Vinh, đặc biệt vùng nông thơn. Mặt khác mùi vị sữa bầu khơng được u thích ở nhiều thai phụ, độ ngọt không đậm đà. Một số thai phụ cho biết họ còn lo lắng việc uống sữa bầu gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nhiều thai phụ đã lựa chọn uống các thức uống khác như nước mía, sữa đặc có đường, sữa milo, ... có vị ngọt đậm đà, quen thuộc, dễ uống; góp phần làm tăng tỷ lệ mắc ĐTĐTK.
Khi khám thai, chúng ta cần quan tâm hơn đến các loại sữa, nước ngọt mà thai phụ đã sử dụng trong thai kỳ để có tư vấn phù hợp cho thai phụ
Tỷ lệ thai phụ không ăn sữa chua trong tuần chiếm 51,2%, ăn nhiều sữa chua (≥ 5 ngày/ tuần) chiếm 19,9%. Kết quả phân tích cho thấy ăn nhiều sữa chua có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐTK (OR = 0,4, 95%CI = 0,2 – 0,6). Điều này cần được nghiên cứu sâu hơn để làm rõ.