Biến chứng ở trẻ sơ sinh theo nhóm kết quả điều trị

Một phần của tài liệu LETHITHANHTAM-LA (Trang 125 - 127)

- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá mức

4.3.2.9. Biến chứng ở trẻ sơ sinh theo nhóm kết quả điều trị

Có 23 trẻ sơ sinh của bà mẹ ĐTĐTK có biến chứng, chiếm tỷ lệ 7,5%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết ngay sau đẻ chiếm 3,9%, trong nhóm điều trị đạt mục tiêu là 1,4%, nhóm điều trị khơng đạt mục tiêu là 27,6%. Tỷ lệ trẻ

sơ sinh bị vàng da chiếm 1,3%; ngạt sơ sinh nhẹ chiếm 1,3%; có 01 trẻ tử vong vì thai non tháng, mẹ bị rau tiều đạo chảy máu, trẻ cân nặng 1500g (0,3%); 2 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ 0,7%. Tỷ lệ biến chứng ở trẻ sơ sinh trong nhóm điều trị đạt mục tiêu cao hơn nhóm khơng đạt mục tiêu.

Nghiên cứu của Vũ Bích Nga cũng cho thấy tỷ lệ tai biến chung trong nhóm điều trị khơng đạt mục tiêu là 90,9%; trong nhóm điều trị đạt mục tiêu chỉ là 8,7%; sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,0001 [58]. Theo Jane, tỷ lệ hạ đường huyết trên lâm sàng ở trẻ sơ sinh trong nhóm khơng ĐTĐTK là 0,7%, trong nhóm ĐTĐTK là 5,8%; tỷ lệ vàng da sơ sinh có yêu cầu chiếu đèn trong nhóm khơng ĐTĐTK là 3,0%; trong nhóm ĐTĐTK là 4,2% [68]. Nghiên cứu hồi cứu của Nguyễn Thế Bách, tử vong chu sinh là 8,6%, hạ đường huyết sơ sinh 20,6% [104]; cao hơn của chúng tơi, có thể do đây là nghiên cứu hồi cứu nên việc theo dõi kiểm sốt đường huyết khơng đạt mục tiêu, nên ảnh hưởng của tăng đường máu đến thai nhi rõ rệt hơn.

Nghiên cứu của Vũ Bích Nga cho thấy tỷ lệ dị tật bẩm sinh chiếm 2,9%, hạ đường huyết sơ sinh là 4,9% [58]. Tỷ lệ hạ đường huyết sơ sinh theo Nguyễn Thị Lệ Thu là 4,61% [67], theo Wielandt là 15,3% [103].

So sánh với một số nghiên cứu trước đây chúng tôi thấy:

Bảng 4.5. Biến chứng ở trẻ sơ sinh qua một số nghiên cứu

Hạ glucose Ngạt sơ Vàng Tử vong Dị tật

máu sinh da chu sinh bẩm sinh

Nguyễn Thế Bách [104] 17,4% 10,5% 9,3% 3,5% 2,3%

Jane và cộng sự [68] 5,8% 4,2% 0,5

Vũ Bích Nga [58] 4,9% 1,0% 1,0% 1,0% 2,9%

Thomas R Moore [53] 9% 3%

Langer O [130] 6% 2% 3,6%

Lê Thị Thanh Tâm 3,9% 1,3% 1,3% 0,3% 0,7%

Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ lệ các biến chứng sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi giảm so với một số nghiên cứu khác, mà tỷ lệ điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập là chính, điều này cũng chứng tỏ giá trị của việc sàng lọc sớm và tư vấn điều trị đạt mục tiêu đường huyết sẽ làm giảm các tai biến ở trẻ sơ sinh.

Một phần của tài liệu LETHITHANHTAM-LA (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w