Những kết quả đạt được về bảo đảm tranhtụngtạiphiêntòahình sự Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân thành phố đà nẵng (Trang 32 - 40)

sự Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội của Đà Nẵng đã có những chuyển biến khá vững chắc, đời sống nhân dân ngày được nâng cao. Công tác giữ gìn AN-TT đã thu được nhiều kết quả nổi bật. Tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ nguy hiểm và tinh vi. Theo thống kê, trung bình mỗi năm (từ năm 2014-2018) tại Đà Nẵng xảy ra trên 1.000 vụ án hình sự. Đáng chú ý, tội phạm về giết người do nguyên nhân xã hội tăng cao gây bất an lo lắng trong nhân dân. Tội phạm về tín dụng đen diễn biến phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hệ lụy xấu cho xã hội, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tình trạng người nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, trộm cắp, đánh bạc qua mạng, cướp giật, tổ chức điều hành, hướng dẫn viên du lịch trái phép có xu hướng gia tăng nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, chức vụ nổi lên trên lĩnh vực đất đai với hành vi chủ yếu, cố ý làm trái quy định nhà nước, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, làm giả các giấy tờ giao dịch để giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản; tội phạm công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, tội phạm về ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng nhanh chóng mà nguyên nhân được xác định là sự xuất hiện của các loại ma tuý tổng hợp và chất gây nghiện mới đã làm tăng số người nghiện ma tuý, nhất là người trong độ tuổi chưa thành niên đã tạo ra nhiều khu vực mất an ninh trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tội

phạm rất lớn. Ngoài ra, cùng quá trình đô thị hóa nhanh, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài chính đầu tư xây dựng, đô thị môi trường, an toàn thực phẩm gây bức xúc dư luận, trong đó nổi lên là tình trạng xây dựng không phép, sai phép, xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, rò rỉ nước thải, chất thải rắn không đúng quy định có xu hướng tăng trongg những năm gần đây. Kết quả giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án hai cấp thành phố Đà Nẵng qua Báo cáo tổng kết công tác 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018 như sau:

Năm 2014: Tổng số án đã thụ lý là 1.050 vụ 1.793 bị cáo; giải quyết 1.051 vụ 1.778 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,8 % về số vụ và 99,4% số bị cáo. Tăng 07 vụ so với năm công tác 2013. Số vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung là 52 vụ. Trong đó Tòa án thành phố trả hồ sơ điều tra bổ sung 12 vụ đều được Viện kiểm sát thành phố chấp nhận, đạt tỷ lệ 100%. Tòa án nhân dân các quận huyện trả hồ sơ điều tra bổ sung 40 vụ, Viện kiểm sát chấp nhận 25 vụ, không chấp nhận 15 vụ. Số án bị hủy do sai là 3,5 vụ, chiếm tỷ lệ 0,33%, số án bị sửa do sai là 03 vụ, chiếm tỷ lệ 0,28% số án đã giải quyết [33].

Năm 2015: Tổng số án đã thụ lý là 990 vụ 1.637 bị cáo; giải quyết 987 vụ 1.626 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,7 % về số vụ và 99,3% về số bị cáo. Giảm 58 vụ, 150 bị cáo so với năm công tác 2014. Số vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung là 70 vụ được Viện kiểm sát nhân dân chấp nhận 52 vụ, không chấp nhận 12 vụ còn lại 06 vụ chưa có kết quả. Số án bị hủy do sai là 2.5 vụ, chiếm tỷ lệ 0,25%, số án bị sửa do sai là 03 vụ, chiếm tỷ lệ 0,5% số án đã giải quyết [34].

Năm 2016: Hai cấp Tòa án đã thụ lý tổng cộng 1.021 vụ 1.800 bị cáo

(Trong đó: Thụ lý theo trình tự sơ thẩm là 740 vụ, 1.407 bị cáo; theo trình tự

phúc thẩm là 281 vụ, 393 bị cáo). Đã giải quyết 1.004 vụ 1.750 bị cáo, đạt tỷ lệ

98,3% về số vụ và 97,2% về số bị cáo. Tăng 31 vụ, 163 bị cáo so với năm công tác 2015. Trả hồ sơ điều tra bổ sung là 74 vụ được Viện kiểm sát nhân dân chấp nhận 64 vụ, không chấp nhận 10 vụ. Tỷ lệ bản án bị hủy do lỗi chủ quan là 0,64%, tỷ lệ bản án bị sửa do chủ quan là 0,54% so với số án đã giải quyết [35].

Năm 2017: Tổng thụ lý 1.085 vụ, 1.806 bị cáo. So với năm 2016 tăng 64 vụ, 77 bị cáo. Đã giải quyết 1.080 vụ, 1.789 bị cáo. Đạt tỷ lệ 99,5% về số vụ và 99,1% về số bị cáo. Còn lại 05 vụ, 17 bị cáo đang trong thời hạn giải quyết. Hai cấp Tòa án đưa ra xét xử lưu động 227 vụ, tăng 61 vụ so với năm 2016, đạt tỷ lệ 21% trên tổng số án hình sự giải quyết. Trả hồ sơ điều tra bổ sung 94 vụ, Viện kiểm sát nhận tiến hành điều tra lại 63 vụ; có 19 vụ quan điểm giữa Tòa án và Viện kiểm sát còn khác nhau, căn cứ vào Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về giới hạn của việc xét xử, Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử; còn lại chưa có kết quả. Tỷ lệ bản án bị hủy do lỗi chủ quan là 0,47%, tỷ lệ bản án bị sửa do chủ quan là 0,72% so với số án đã giải quyết [36].

Năm 2018: Tổng thụ lý 1.240 vụ, 2.130 bị cáo (theo trình tự sơ thẩm là 970 vụ, 1694 bị cáo, theo trình tự phúc thẩm là 270 vụ, 436 bị cáo). Đã giải quyết 1.233 vụ, 2.116 bị cáo. Đưa ra xét xử lưu động 67 vụ, đạt tỷ lệ 5,4% trên tổng số án đã giải quyết, xét xử; việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cơ bản đảm bảo có căn cứ đúng pháp luật, Viện kiểm sát chấp nhận 57/74 vụ, tỷ lệ 77,02%, các vụ việc còn lại là do quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau chiếm 22,08%. Đạt tỷ lệ 99,4% về số vụ và 99,3% về số bị cáo. Số bản án, quyết định bị hủy do sai là 2,5 vụ, chiếm tỷ lệ 0,2%. Số bản án, quyết định bị sửa do sai là 19 vụ, chiếm tỷ lệ 1,54% [37].

Qua Báo cáo công tác Tòa án các năm trên chúng tôi thấy rằng: Các vụ án hình sự đều được giải quyết trong thời hạn luật định, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực rất lớn trong việc đưa ra xét xử, giải quyết kịp thời các vụ án về hình sự, tỷ lệ giải quyết tiếp tục duy trì ở mức cao trên 99,8% số án thụ lý đây là tỷ lệ cao so với các tòa án Thành phố và tỉnh khác; chất lượng giải quyết các vụ án hình sự đạt kết quả cao, án bị hủy và bị sửa thấp chiếm tỷ lệ 0,2% đến 0,5% ; việc xét xử đảm bảo đúng pháp luật, không có trường hợp bị kết án oan đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật, được dư luận quần chúng nhân dân đồng tình, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm của chính quyền địa phương và góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục ý

thức pháp luật trong nhân dân. Hình phạt được áp dụng tron các vụ án tương xứng với mức độ của hành vi phạm tội, đáp ứng yêu cầu trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm xảy ra. Đặc biệt các vụ án về tham nhũng đều xử mức án nghiêm minh, không có trường hợp được hưởng án treo.

Quá trình công tác xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng trong những năm qua, các cơ quan tố tụng của Thành phố Đà Nẵng về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định về đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được thực hiện. Qua nghiên cứu các hồ sơ vụ án, các giai đoạn tiến hành tố tụng thì thấy rằng ngay tại giai đoạn Điều tra, có nhiều vụ án Luật sư bào chữa tham gia, đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện trong thủ tục đăng ký bào chữa, việc thu thập cung cấp chứng cứ, giải quyết nhiều yêu cầu của Luật sư như cung cấp nhiều chứng cứ mới gỡ tội được chấp nhận, yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung về thay đổi tội danh trong giai đoạn Điều tra, Truy tố đã được chấp nhận trước khi chuyển đến Tòa án. Tỷ lệ Luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự qua các năm đạt tỷ lệ 30% đến 40% là tương đối cao so với các tỉnh thành khác. Ở nước ta, tính trung bình cứ 20.500 dân mới có 1 luật sư, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 1000 dân/1 luật sư, ở Thái Lan là 1.700 dân/1 luật sư, ở Nhật Bản là 5.500 dân/1 luật sư. So với các nước phát triển, độ chênh của tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều. Ví dụ, ở Mỹ, cứ 270 dân có 1 luật sư, ở Pháp là 500 dân/1 luật sư. Như vậy, so với chỉ tiêu mà Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp đề ra đến năm 2020 cố gắng nước ta có khoảng 18.000 luật sư thì con số luật sư hiện có còn rất khiêm tốn. Nếu tính theo hoạt động của luật sư tham gia bào chữa ở các phiên toà hình sự thì nước ta có tới 80% các vụ án chưa có luật sư tham gia tố tụng. Thực trạng trên đã gây khó khăn cho cả luật sư lẫn các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này khiến cho mục tiêu mà Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đề ra là tranh trụng tại phiên phải đảm bảo dân chủ, bình đẳng và kết quả xét xử phải dựa trên kết quả tranh tụng chưa được hiện thực nhanh chóng.

nghiên cứu. Tại phiên tòa hình sự, thủ tục bắt đầu phiên tòa, các yêu cầu của Luật sư như triệu tập thêm Người làm chứng, Người giám định, Điều tra viên, cung cấp thêm các chứng cứ mới…để đảm bảo quá trình tranh tụng hiệu quả đã có nhiều phiên tòa Thẩm phán chủ Tọa phiên tòa đã cho tạm dừng phiên tòa hoặc hoãn phiên tòa theo đúng quy định pháp luật để triệu tập thêm đầy đủ thành phần. Quá trình xét hỏi Tòa án tạo điều kiện cho Luật sư thực hiện quyền xét hỏi không giới hạn thời gian, không ngắt lời như một số phiên Tòa trước đây các Luật sư phản ánh. Tòa án cũng tạo điều kiện cho Luật sư tham gia tranh luận với Viện kiểm sát, nhiều phiên Tòa Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát phải đối đáp lại các quan điểm của luật sư đưa ra, yêu cầu Đại diện viện kiểm sát đối đáp rõ chấp nhận hoặc không chấp nhận, căn cứ pháp lý, đã hạn chế được tình trạng Kiểm sát viên không đối đáp mà nêu bảo lưu quan điểm của mình tại Cáo trạng. Trong các bản án, áp dụng đúng nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa các yêu cầu, lập luận của Luật sư, quan điểm của Viện kiểm sát đa số đã được các Chủ tọa phiên tòa phân tích trong các bản án.

Qua số liệu và phân tích trên thấy rằng, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ án hình sự bị hủy, bị cải sửa do sai thấp so với các địa phương khác cả nước. Cụ thể toàn ngành hằng năm tỷ lệ án hủy khoảng 0,3% án đã giải quyết; án bị sửa do sai 0,62% số án đã giải quyết.

Án hình sự được xét xử trong hạn luật định, đạt 100% số án thụ lý. Quá trình giải quyết các vụ án được thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình; phán quyết của Toà án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà nên đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra tình trạng oan sai hay bỏ lọt tội phạm.

Về đảm bảo cơ sở vật chất, hội trường xét xử, chỗ ngồi của những người tham gia tố tụng. BLTTHS 2015 là quy định về phòng xử án (Điều 257). Thực hiện quy định của Nhà nước, các phòng xử án được bố trí, sắp xếp thể hiện sự trang nghiêm, an toàn nhưng đảm bảo được sự bình đẳng giữa luật sư và người

thực hành quyền công tố. Điều luật cũng giao cho Chánh án TANDTC quy định cụ thể về phòng xử án theo tinh thần trên.

Tại phiên tòa hoạt động tranh tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, là căn cứ để HĐXX đưa ra phán quyết. Do đó, để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng thì những chủ thể có quyền tranh tụng phải có vị trí ngồi ngang bằng với nhau. Trong phiên tòa hình sự Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện quyền công tố và Kiểm sát viên thực hiện chức năng chứng minh hành vi phạm tội, họ phải có nghĩa vụ tranh trụng với bị cáo, người bảo vệ quyền vào lợi ích hợp pháp của bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng khác. Xét về quan hệ tranh tụng thì quyền và nghĩa vụ của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng là ngang bằng nhau nên đại diện Viện kiểm sát không thể có vị trí ngồi cao hơn những người tham gia tố tụng.

Sau nhiều năm thực hiện theo mô hình trên, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng nhận thấy việc bố trí ngồi như trên là không phù hợp với nền tư pháp hiện đại, không đảm bảo đúng định hướng theo tinh thần cải cách tư pháp được đề ra tại Nghị quyết 08 - NQ/TW và Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị; không đáp ứng được yêu cầu dân chủ, tiến bộ trong hoạt động xét xử, gây khó khăn cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Việc bố đại diện Viện kiểm sát và Thư ký phiên tòa ngồi ngang hàng với HĐXX khiến vai trò của mỗi chủ thể không được thể hiện đúng, dẫn đến việc ngộ nhận về thẩm quyền, chức năng của HĐXX và các chủ thể khác trong hoạt động xét xử .

Trước những hạn chế, bất cập đó, năm 2012, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng đã chủ động báo cáo với Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố, Thành ủy Đà Nẵng và đã thay đổi vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tại phiên tòa theo mô hình mà hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đang áp dụng, kể cả các nước có chế độ chính trị tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc…. Theo đó, chỉ có Hội đồng xét xử mới

Ngồi phía dưới và ngay trước HĐXX là bàn của Thư ký phiên tòa. Cũng ngồi phía dưới và bên tay phải HĐXX là bàn của đại diện Viện kiểm sát, bên tay trái, đối diện với Viện kiểm sát là bàn của Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Riêng những người tham gia tố tụng ngồi phía dưới, đối diện với thư ký phiên tòa.

Như vậy, Phòng xử của TAND thành phố Đà Nẵng là Tòa án đầu tiên trong cả nước thay đổi vị trí chỗ ngồi theo tinh thần Điều 257 BLTTHS 2015 trước khi bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực. Theo đó, HĐXX ngồi ở vị trí cao nhất, riêng biệt, dưới Quốc huy và chính giữa hội trường. Ngồi phía dưới và ngay trước HĐXX là bàn Thư ký phiên tòa. Cũng phía dưới và bên tay phải HĐXX là bàn của đại diện VKS, bên tay trái đối diện VKS là bàn của Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người tham gia tố tụng khác ngồi phía dưới đối diện với Thư ký phiên tòa. Đặc biệt, việc bố trí chổ ngồi của KSV và LS ngang hàng và đối diện nhau là thể hiện sự bình đẳng theo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được quy định tại Hiến pháp năm 2013. Ngày 2/11/2015, tại Hà Nội, TANDTC đã tổ chức hội thảo về “Đề án đổi mới trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân thành phố đà nẵng (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)