Các bảo đảm khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân thành phố đà nẵng (Trang 74 - 79)

* Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất:

Nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử, một trong những yêu cầu là phải bảo đảm tính trang trọng, nghiêm minh của phiên xét xử, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến dự phiên toà và tăng cường chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Muốn vậy, ngoài tác phong của người tiến hành tố tụng, thái độ của các đối tượng tham gia tố tụng, điều kiện cơ sở vật chất mà đặc biệt là Hội trường xét xử đóng vai trò không nhỏ.

Trong những năm qua, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng là địa phương tiên phong trong việc đổi mới vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Theo đó, mô hình vị trí ngồi hiện nay được Tòa án thành phố triển khai đảm bảo sự ngang bằng giữa đại diện Viện kiểm sát và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Chất lượng tranh tụng tại

phiên tòa được chú trọng triển khai với nhiều giải pháp, phương thức làm mới bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Bên cạnh các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của Tòa án còn thiếu, chưa được trang bị kịp thời chưa đáp ứng yêu cầu đề ra như xây dựng Phòng xử án riêng cho từng đối tượng, Tòa vị thành niên, hay các phòng cách ly người làm chứng chưa đảm bảo….Một số thủ tục hành chính tư pháp vẫn còn được thực hiện theo hình thức thủ công, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án trong những năm qua mặc dù đã được chú trọng nhưng vẫn còn chậm, thiếu các điều kiện về trang thiết bị, máy móc. Do đó, việc cung cấp và trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xét xử tòa án cần được quan tâm kịp thời.

Bên cạnh việc đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thì chế độ chính sách cho chủ thể thực hiện quyền tư pháp cũng cần được quan tâm. Cụ thể, hiện nay công chức Tòa án, Viện kiểm sát đang được đánh đồng là công chức nói chung theo luật cán bộ, công chức, nên dẫn đến việc chi trả tiền lương và các chính sách khác cũng được đánh đồng như vậy. Trong khi đó, những người tiến hành tố tụng đang phải gánh một khối lượng công việc và trách nhiệm khi tiến hành tố tụng rất lớn, đòi hỏi phải có những quy định về tiền lương và chế độ, chính sách mang tính đặc thù đối với từng chủ thể trong quy trình tố tụng đủ để đảm bảo chăm lo tốt cho đời sống vật chất và tinh thần, quyết tâm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực.

Ngoài ra, ý thức pháp luật trong một bộ phận nhân dân vẫn còn hạn chế: tham gia vào quá trình tranh tụng còn có bị cáo, người bị hại, người liên quan v.v.. nhưng nhận thức, ý thức pháp luật trong một bộ phận nhân dân vẫn còn hạn chế. Vì vậy, có có sự quan tâm hơn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân, để người nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình, việc hiểu biết pháp luật và nâng cao ý thức của mình góp phần đảm bảo tranh tụng đạt chất lượng cao.

Kết luận Chương 3

Ở chương 3 tác giả chỉ ra những yêu cầu bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, các chủ trương, đường lối, chính sách, quy định pháp luật nước ta về vấn đề cải cách tư pháp về đảm bảo tranh tụng.

Trên cơ sở quy định pháp luật đã đươc Bộ luật tố tụng hình sự quy định, quá trình thực tiễn thực hiện đã bộ lộ những hạn chế, bất câp của luật. Tác giả đã đưa ra những giải pháp về hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tranh tụng như cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc bỏ một số quy định của Bộ luật hình sự nhằm bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.

Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số giải pháp khác để bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa như: Bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án, về hội trường, phòng xử án đảm bảo yêu cầu tinh thần yêu cầu cải cách tư pháp; bảo đảm về chế độ chính sách đối với cán bộ, Tòa án, Kiếm sát viên trong quá trình thi hành công vụ; nâng cao ý thức pháp luật của những người tham gia tố tụng, đó là tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật đến người dân.

KẾT LUẬN

Có thể nói, với việc Hiến định nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được

bảo đảm” và việc cụ thể hóa nội dung nguyên tắc này trong các thủ tục tố tụng

của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã phản ánh bước tiến của nền tư pháp nước nhà, tạo sự chuyển biến về chất, có tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự, mở rộng và tăng cường tính dân chủ, công khai, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân, tạo ra các khả năng và điều kiện tốt nhất để họ thực hiện quyền tự bào chữa, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của bị can, bị cáo.

Trong cải cách tư pháp đối với hoạt động tòa án, trong hoạt động xét xử, tổ chức phiên tòa cần có sự đổi mới, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, của những người tham gia tố tụng, đảm bảo thực hiện đúng, nghiêm chỉnh, nghiêm minh, dân chủ, công bằng là một trong các nhiệm vụ cải cách tư pháp được đặt ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Có thể thấy rang, trong thời gian qua các cơ quan tư pháp nhận thức và thực hiện với quyết tâm cao, chất lượng hoạt động từng bước được nâng lên, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự đạt kết quả tác giả nghiên cứu làm rõ những nội dung sau:

Những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự như: khái niệm, đặc điểm, điều kiện bảo đảm, ý nghĩa bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự.

Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, tác giả đánh giá, khái quát hoạt động xét xử các vụ án, những kết quả đạt được trong 05 năm từ năm 2014 đến

chế bất cập về việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa.

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật, nghiên cứu những bất cập, hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự, trên cơ sở những yêu cầu cải cách tư pháp về bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa trong thời gian tới. Tác giả mạnh dạn đề xuất những giải pháp về hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, nâng cao năng lực cán bộ tố tụng và người bào chữa và đề xuất các bảo đảm khác.

Có thể nói, với việc Hiến định nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được

bảo đảm” và việc cụ thể hóa nội dung nguyên tắc này trong các thủ tục tố tụng

của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã phản ánh bước tiến của nền tư pháp nước nhà, tạo sự chuyển biến về chất, có tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự, mở rộng và tăng cường tính dân chủ, công khai, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân, tạo ra các khả năng và điều kiện tốt nhất để họ thực hiện quyền tự bào chữa, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của bị can, bị cáo, bảo đảm quá trình giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để, vô tư, giải quyết vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tố tụng hình sự trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân thành phố đà nẵng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)