tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Đánh giá khái quát bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự án hình sự
Để đánh giá về thực tiễn bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tác giả đã thu thập số liệu thống kê số vụ án hình sự, số bị cáo được đưa ra xét xử sơ thẩm và số lượng vụ án có sự tham gia của luật sư trong 5 năm gần đây, tức là từ năm 2016 đến hết năm 2020 (theo Báo cáo hàng năm của TAND huyện Văn Lâm). Cụ thể như sau:
Bảng 3.2.1: Số vụ án được xét xử sơ thẩm trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020) Năm Số vụ án Số bị cáo 2016 91 188 2017 77 124 2018 91 166 2019 95 214 2020 93 166
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân huyện Văn Lâm)
Thông qua số liệu tại Bảng 3.2.1 trên có thể thấy năm 2016 Tòa xét xử được tổng số 91 vụ án, trong đó có 188 bị cáo; năm 2017 xét xử được 77 vụ án với 124 bị cáo; năm 2018 xét xử được 91 vụ án với 166 bị cáo; năm 2019 xét xử được 95 vụ án với 214 bị cáo và đến năm 2020 xét xử được 93 vụ án với 166 bị cáo. Như vậy trong 05 năm TAND huyện Văn Lâm đã xét xử được tổng số 447 vụ án bao gồm tất cả 885 bị cáo. Xuyên suốt thời gian 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020, số vụ án được xét xử về cơ bản năm sau cao hơn
năm 2016; số bị cáo được đưa ra xét xử tương ứng tỷ lệ thuận với số lượng vụ án được xét xử và năm 2017 cũng giảm đi đáng kể so với năm 2016. Qua đó có thể thấy tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Văn Lâm khá ổn định, không có sự gia tăng đột biến.
Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, sự tham gia của Luật sư đóng vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo tính dân chủ, tranh luận bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng. Để đánh giá thực trạng bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tác giả tiếp tục thống kê số liệu về tổng số vụ án có luật sư tham gia cũng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, cụ thể như sau:
Bảng 3.2.2: Số vụ án sơ thẩm có luật sư tham gia trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020)
Năm Số vụ án
Số vụ án có luật sư tham gia
Luật sư tham gia theo chỉ định
Luật sư tham gia theo yêu cầu
2016 91 17 05
2017 77 15 04
2018 91 16 06
2019 95 19 04
2020 93 17 06
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân huyện Văn Lâm)
Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, sự tham gia của Luật sư đóng vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo tính dân chủ, tranh luận bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng. Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có duy nhất 01 văn phòng luật sư đặt trụ sở, trong đó có 02 luật sư có chứng chỉ hành nghề luật sư và được mời tham gia tố tụng khi có yêu cầu
của người bị buộc tội hoặc được chỉ định trong những vụ án có người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.
Thông qua các số liệu thống kê xem tại Bảng 3.2.2 cho thấy: Năm 2016 theo 91 vụ án có tổng số 17 luật sư tham gia theo chỉ định, chiếm 18,68% và 05 luật sư tham gia theo yêu cầu, chiếm 5,49%; năm 2017 theo 77 vụ án có tổng số 15 luật sư tham gia theo chỉ định, chiếm 19,48% và 05 luật sư tham gia theo yêu cầu, chiếm 5,19%; năm 2018 theo 91 vụ án có tổng số 16 luật sư tham gia theo chỉ định, chiếm 18,68% và 06 luật sư tham gia theo yêu cầu, chiếm 6,59%; năm 2019 theo 95 vụ án có tổng số 19 luật sư tham gia theo chỉ định, chiếm 20% và 04 luật sư tham gia theo yêu cầu, chiếm 4,21%; năm 2020 theo 93 vụ án có tổng số 17 luật sư tham gia theo chỉ định, chiếm 18,27% và 06 luật sư tham gia theo yêu cầu, chiếm 6,45%. Trong 05 năm qua, số lượng vụ án được xét xử có thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống thì số lượng luật sư tham gia bào chữa cũng tăng lên hoặc giảm đi tương ứng với số lượng vụ án đó.
Nhìn chung, được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của TAND tỉnh, Ban thường vụ huyện uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân và sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong tỉnh, huyện; cán bộ, công chức TAND huyện Văn Lâm đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra, giúp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, Toà án luôn bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng, áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật để giải quyết, xét xử các vụ án. Đặc biệt luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ. Do vậy, qua các năm (từ 2016 đến 2020) nhìn
chung chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự tiếp tục được đảm bảo, các thủ tục tố tụng cũng như áp dụng hình phạt đối với các bị cáo trong vụ án là tương đối chuẩn xác, không có vụ án nào xét xử oan người phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm. HĐXX đã chú ý hơn tới việc xem xét, đánh giá chứng cứ buộc tội và gỡ tội cho các bị cáo. Các vụ án đều được đưa ra xét xử đúng thời hạn quy định của pháp luật, trong quá trình xét xử, Toà án đó áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với những bị cáo có nhiều tiền án, tiền sự, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời cũng khoan hồng đối với những người có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, biết ăn năn hối cải. Do vậy, đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
* Một số hạn chế về bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án
hính sự:
Thứ nhất, về quy định của pháp luật về bảo đảm tranh tụng.
Các nguyên tắc đặc trưng của thủ tục xét xử sơ thẩm còn những hạn chế:
- Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo quy định của pháp luật ra đời gắn liền với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng, công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, công minh được thiết lập theo quy định của pháp luật”. Ở nước ta, độc lập xét xử là nguyên tắc hiến định và được nhắc lại trong BLTTHS.
- Nguyên tắc xét xử công khai chưa thể hiện rõ ràng và chưa đầy đủ những vấn đề của thực tiễn. Tòa án có thể quyết định xử kín một phần nào đó của vụ án hoặc toàn bộ vụ án nhưng khi tuyên án phải công khai.
- Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, qua thực tiễn áp dụng đã nảy sinh những trường hợp bên Hội thẩm chiếm đa số đã quyết định sai lầm, trái với quyết định đúng đắn của Thẩm phán, dẫn đến phải
hủy bản án để xét xử lại.
Quyền nhờ người khác bào chữa cho bị can vẫn chưa được cơ quan tiến hành tố tụng thật sự tôn trọng, nhất là đối với cơ quan điều tra. Trên thực tế, hầu hết các bị can, nhất là bị can đang bị tạm giam (kể cả các trường hợp bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS) đều không được điều tra viên giải thích hoặc giải thích không đầy đủ về quyền được nhờ người khác bào chữa, quyền được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư chỉ định Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho mình.
Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật hiện hành chưa xác định rõ tư cách tố tụng của luật sư bào chữa trong tranh tụng và nghĩa vụ pháp lý của luật sư trước bị can, bị cáo; các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực và sức khỏe đối với những người hành nghề luật sư cũng chưa được quy định chặt chẽ. Điều đó làm hạn chế đến khả năng thực hiện chức năng và nghĩa vụ của luật sư trong quá trình tranh tụng.
Thứ hai, về áp dụng pháp luật trong bảo đảm tranh tụng.
Giải quyết án hình sự của TAND bao gồm giai đoạn trước xét xử, trong xét xử và sau xét xử. Đặc trưng của việc giải quyết án của Toà án là xét xử, hoạt động cụ thể nhất của xét xử là phiên toà hình sự. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự là hoạt động thường xuyên của TAND trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do Hiến pháp và pháp luật quy định. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự của Toà án mang những đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật, bên cạnh đó, nó còn có những đặc điểm riêng. Quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự của Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng luật nội dung giải quyết vụ án hình sự phải là BLHS. Việc áp dụng pháp luật trong hoạt động của Toà án luôn là mối
quan tâm của xã hội, đặc biệt là khi chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp nhằm thực hiện tốt nhất công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.
BLTTHS năm 2015 đã có những quy định tiến bộ về bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhìn chung các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa thực sự cập nhật và áp dụng triệt để các quy định về tranh tụng để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoat động tố tụng và hướng tới mục tiêu cuối cùng là tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Thực tế cho thấy, quyền nhờ người khác bào chữa cho bị can vẫn chưa được cơ quan tiến hành tố tụng thật sự tôn trọng, nhất là đối với cơ quan điều tra. Trên thực tế, hầu hết các bị can, nhất là bị can đang bị tạm giam (kể cả các trường hợp bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS) đều không được điều tra viên giải thích hoặc giải thích không đầy đủ về quyền được nhờ người khác bào chữa, quyền được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư chỉ định Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho mình. Cho nên, trong thời gian chưa kết thúc điều tra vụ án, hầu hết các bị can đang bị tạm giam đều không nhờ người khác bào chữa cho mình thông qua cơ quan điều tra hay được cơ quan điều tra yêu cầu Văn phòng luật sư cử người bào chữa, mặc dù họ đang có nhu cầu này (nếu họ có người bào chữa là do người khác mời). Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần có quy định cụ thể về việc các cơ quan tiến hành tố tụng phải giải thích cụ thể quyền này của bị can.
Có thể nhận định, mô hình tố tụng hiện tại của Việt Nam về cơ bản là mô hình tố tụng thẩm vấn. Hiện diện trong suốt quá trình tố tụng là một hồ sơ vụ án hình sự (sau đây gọi là “hồ sơ hình sự”) thống nhất được lập từ giai đoạn điều tra và là nơi chứa đựng chứng cứ xác định tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm Cơ quan điều tra, VKS và Toà án là những chủ thể đóng vai trò chính trong toàn bộ quá trình tố tụng và chi phối toàn bộ mô hình
tố tụng. BLTTHS đã xác định một nguyên tắc rằng chính các cơ quan tiến hành tố tụng, chứ không phải là chủ thể nào khác, phải là người xác định sự thật khách quan của vụ án. Bộ luật cũng quy định các cơ quan này phải có trách nhiệm xem xét các chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, bao gồm cả các chứng cứ xác định có tội và vô tội. Tuy nhiên, không ai trong số các cơ quan này được pháp luật quy định một cách rõ ràng trách nhiệm trực tiếp bảo vệ quyền cơ bản của bị can, bị cáo đang vướng vào vòng lao lý, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra và truy tố khi quyền cơ bản của bị can dễ bị vi phạm nhất. Cơ quan Điều tra là người lập hồ sơ hình sự, sau đó hồ sơ được chuyển sang VKS và Toà án để dựa vào đó các cơ quan này xem xét việc truy tố và xét xử. Nếu nội dung bản luận tội của đại diện VKS tại phiên tòa viện dẫn chứng cứ kết tội mà không tập trung nêu chứng cứ chứng minh tội phạm dẫn đến tính thuyết phục của bản luận tội không cao. Có trường hợp bản luận tội được chuẩn bị sẵn, không chú ý kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa để bổ sung vào lập luận trước đó. Tại cơ quan điều tra và khi thực hiện việc phúc cung của Viện kiểm sát, bị cáo chỉ khai nhận một phần hành vi vi phạm của mình. Nhưng do có đủ chứng cứ kết tội nên Kiểm sát viên đã xây dựng bản luận tội theo hướng bị cáo ngoan cố, không thành khẩn nhận tội. Trong phần xét hỏi tại phiên tòa, mặc dù bị cáo đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội phù hợp với các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, nhưng do đề xuất tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo không đúng qui định của pháp luật, áp dụng pháp luật chưa triệt để làm ảnh hưởng quyền lợi của bị cáo.
Thứ ba, một số hạn chế khác như: trình độ, kỹ năng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; cơ sở vật chất…
Trong công tác xét xử vẫn còn một số hạn chế như: một số bản án sơ thẩm nhận định, đánh giá áp dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS chưa chính xác, một số bản án còn bỏ sót, không áp dụng hết các tình tiết tăng nặng
hay giảm nhẹ TNHS với bị cáo; một số bản án xem xét trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án hình sự chưa chính xác... Việc tống đạt, triệu tập bị cáo tại ngoại, người bị hại, người làm chứng… trong một số vụ án còn chưa đảm bảo. Thẩm phán thiếu trách nhiệm, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, bỏ qua những tình tiết quan trọng của vụ án; Thẩm phán cẩu thả trong chuẩn bị xét xử, xét xử thiếu trách nhiệm, xử cho xong, không tôn trọng quyền tranh luận và ý kiến của các bên; vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHS.
Ví dụ, tại bản án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn M phạm tội “Trộm cắp tài sản”, bị cáo bị bắt quả tang khi đang lén lút lấy ví của anh H, sau khi bị bắt, bị cáo lại khai về hành vi trước đó đã 01 lần lấy trộm tiền của chị L. Tuy nhiên bản án sơ thẩm chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần đối với bị cáo mà không áp dụng tình tiết giảm nhẹ là tự thú cho bị cáo.
Hoặc tại bản án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn L và các đồng phạm phạm tội “đánh bạc”, bị cáo và các đồng phạm bị bắt quả tang khi đang đánh bạc tại nhà bị cáo, trong quá trình lấy lời khai, bị cáo khai nhận có nhận tiền hồ của những người chơi và buổi tối khi vợ đi làm về thì anh đưa cho vợ là chị Trần Thị T chỉ bảo để đóng tiền điện nhưng không nói rõ đó là tiền gì. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm lại tuyên chị Trần Thị T phạm tội gá bạc mà chưa