đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Việc tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân có tầm ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật. Trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, có thể nói trình độ dân trí khá cao, người dân cơ bản đều có ít nhiều kiến thức về pháp luật. Tuy nhiên, yếu tố tranh tụng khi xét xử thì chưa được nhiều người hiểu rõ, cũng chưa biết
những bảo đảm tranh tụng trong xét xử, do đó khi bị buộc tội còn chưa nắm rõ được những quyền lợi của mình. Nhiều người không có niềm tin vào các cơ quan tiến hành tố tụng, do đó có những nhận thực lệch lạc. Vì vậy, bằng việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của Toà án, người bào chữa, Kiểm sát viên, các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng… cũng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên toà. Để thực hiện được điều đó thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Do vậy cần tuyên truyền về các đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là việc tổ chức phiên tòa xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo bình đẳng giữa các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội), Tòa án đóng vai trò trọng tài trung gian điểu khiển tranh tụng và đưa ra phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Bên cạnh đó cần thực hiện việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về hình sự, TTHS nói riêng để người dân hiểu về những quyền và nghĩa vụ của mình. Cần tuyên truyền cho người tham gia tranh tụng biết về quyền tự bào chữa cho mình, nếu họ không có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự trợ giúp của Luật sư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có vai trò hết sức quan trọng. Nó chính là cơ chế tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn, bị đơn dân sự, đảm bảo việc truy tố, xét xử ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tranh tụng trong xét xử sơ thẩm nói chung, cụ thể trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nói riêng, tác giả đã đánh giá khái quát bảo đảm tranh tụng trong
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thông qua số liệu số vụ án, số bị cáo và số vụ án có luật sư tham gia trong thời gian 05 năm gần đây từ năm 2016 đến năm 2020. Qua đó phân tích được những bất cập, hạn chế của tình hình thực hiện bảo đảm tranh tụng trong xét xử tại Tòa án huyện, đồng thời phân tích những nguyên nhân gây ra sự bất cập, hạn chế đó. Tác giả cũng đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa yếu tố bảo đảm tranh tụng trong xét xử, từ việc hoàn thiện các quy định của nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm, hoàn thiện các quy định khác của pháp luật nhằm hỗ trợ, đảm bảo nguyên tắc này, tới việc hoàn thiện về con người – những người trực tiếp tiến hành tố tụng, nắm quyền điều tra, công tố, xét xử; tuyên truyền cho người dân hiểu về bảo đảm tranh tụng, để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc, tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
KẾT LUẬN
Qua những nội dung đã phân tích trong các chương của luận văn, có thể thấy vai trò quan trọng của việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nó là cơ chế tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đảm bảo việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo quyền con người trong TTHS, góp phần khắc phục tình trạng để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm không chỉ là yêu cầu của việc bảo đảm tính dân chủ, công bằng giữa những người tham gia tố tụng với Viện kiểm sát mà kết quả tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ để Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự xác định sự thật vụ án. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra yêu cầu "Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp" và Nghị quyết số 37/2012/HQ13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội cũng yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa; đảm bảo việc giải quyết, xét xử và ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Do đó luận văn đã nêu được những vấn đề nổi trội như: Những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Quy định của pháp luật từ trước khi có BLTTHS năm 2015 đến khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực; Thực tiễn và một số giải pháp
bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một vấn đề lớn trong luật TTHS. Tính phức tạp và nhiều mặt về nội dung, về sự thể hiện của nó không chỉ ở giai đoạn xét xử đã là những khó khăn cho những người nghiên. Vì nhiều lý do, đề tài này chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu một cách triệt để và toàn diện tất cả những vấn đề đang được thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật đặt ra. Những kết quả khiêm tốn của đề tài này hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Hà Nội;
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005; 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005;
4. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB từ điển bách khoa, NXB Tư pháp;
5. Bộ luật tố tụng hình sự cộng hòa liên bang Đức, http://tks.edu.vn/law/detail/1027_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Cong-hoalien- bang-Duc.html
6. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản,
http://tks.edu.vn/law/detail/1280_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Nhat-Ban.html 7. Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội;
8. Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội;
9. Đinh Văn Quế (2015), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, NXB Thông tin và truyền thông.
10. Hoàng Phê (chủ biên) (1991), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội;
11. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần riêng), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
12. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước Pháp quyền, Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội;
13. Michel Bogdan (2002), Luật so sánh, Xưởng in Trung tâm học liệu, Đại học Sư phạm Hà Nội;
14. Nguyễn Ngọc Chí (2018), Giáo trình các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
15. Nguyễn Ngọc Kiện (2019), Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Nxb Tư pháp;
16. Ngô Huy Cương (2002), “Đổi mới hoạt động xét xử theo nguyên tắc tranh tụng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội;
17. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1997), Tố tụng hình sự và vai trò của Viện công tố trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
18. Nguyễn Mạnh Tiến (2005), “Bàn về một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tranh tụng tại phiên tòa”, Tạp chí Tòa án nhân dân;
19. Nguyễn Văn Trượng (2008), “Bàn về vần đề tranh tụng và các yếu tố tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân.
20. Nguyễn Thúc Linh (1972), Từ điển Luật học diễn giải, Nxb Khai Trí, Sài Gòn;
21. Phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân (kỳ 1&2 tháng 12);
22. Phạm Văn Phiếm (2015), Tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam trên số liệu thực tiễn tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội;
23. Phan Lan (2002), Mỹ - tranh tụng khi xét xử tại toà, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 21/10/2002;
24. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Hà Nội;
25. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013), Hà Nội;
26. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Hà Nội; 27. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Hà Nội;
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
29. Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Trần Thị Bích Thủy (2017), Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự từ thực tiễn xét xử thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội;
31. Trần Văn Độ (2004), "Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa", Tạp chí khoa học pháp lý;
32. Tống Anh Hào (2003), “Về tranh tụng tại phiên tòa hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân;
33. Trần Duy Bình (2012), Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp,http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id= &p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=11719754
34. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), chuyên đề về “Tư pháp hình sự so sánh” (do tập thể tác giả biên dịch, hiệu đính bởi PTS. Dương Thanh Mai và Ths. Cao Thanh Phong), Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội;
35. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Tư Pháp Hà Nội;
36. Viện khoa học kiểm sát (1998), Tố tụng hình sự (trích: Truyền thống luật dân sự châu Âu, Mỹ Latinh và châu Á), Dự án VIE/95/018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.
37. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/vien-truong-le-minh-tri-co- viec-toi-biet-bi-ghet-nhung-van-phai-lam-704836.html
38. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/vien-truong-le-minh-tri-co- viec-toi-biet-bi-ghet-nhung-van-phai-lam-704836.html