Mặc dù bảo đảm tranh tụng là một nguyên tắc hiến định và Bộ luật TTHS năm 2015 đã dành hẳn một điều để quy định về nguyên tắc này (Điều 26). Đó là một nguyên tắc cơ bản xuyên suốt các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Để khắc phục một số hạn chế đã nêu trong các phần trên, cần thiết phải có một số giải pháp sau đây:
Một là, về mặt kỹ thuật lập pháp trong tương lai cần sửa đổi điều luật theo
hướng quy định các quyền năng của chủ thể gỡ tội là quyền chủ động, không bị phụ thuộc bởi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS năm 2015.
Hai là, Cần có quy định cụ thể về việc Toà án tiến hành xác minh, thu
thập bổ sung chứng cứ. Điều 252 BLTTHS quy định về việc Toà án được quyền xác minh thu thập, bổ sung chứng cứ… đây vấn đề mới, lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật TTHS, qua đó nhằm nâng cao tính chủ động trong việc thu thập chứng cứ của Toà án. Tuy vậy, Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn riêng về việc Toà án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ. Theo đó, quy định cụ thể về những loại việc và trình tự, thủ tục Toà án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ.
Ba là, cần thay đổi tư duy, nhận thức của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, xây dựng cơ chế bảo đảm cho mọi bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng
tại phiên tòa. Nghiêm túc loại bỏ tình trạng “án bỏ túi” vẫn còn tồn tại trong thực tế đời sống.
Bốn là quy định các nội dung bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia tố tụng thực hiện quyền bào chữa của họ, quy định cụ thể những trường hợp người bào chữa không được tham gia hoặc hạn chế sự tham gia của họ vào các hoạt động tố tụng do yêu cầu của việc việc giải quyết vụ án hình sự.
Bên cạnh đó, cần phải vận dụng những quy định tiến bộ của các nước trên
thế giới khi quy định quyền im lặng của người bị buộc tội. Quá trình lấy lời khai hay hỏi cung bị can, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần thiết phải giải thích cho người bị buộc tội hiểu rằng họ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.