Các quy định về quyền của cổ đông trong việc chuyển nhượng cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 34 - 44)

2.1.1. Quy định về quyền tự do chuyển nhượng cổ phần

Tham khảo pháp luật về chuyển nhượng cổ phần ở các nước, mặc dù mỗi quốc gia có những quy định riêng, nhưng nguyên tắc chung đều quy định về quyền tự do chuyển nhượng cổ phần.

Pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức quy định cổ đông của CTCP có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của CTCP trong phạm vi giá trị cổ phần mà mình sở hữu. Cổ phần của CTCP được tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng cổ phần của CTCP có thể được thực hiện dễ dàng trên thị trường chứng khoán. [1, tr 5]

Pháp luật về chuyển nhượng cổ phần ở Việt Nam cũng tuân theo nguyên tắc này. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ phần được tự do chuyển nhượng, không bị giới hạn về đối tượng được nhận chuyển nhượng cũng như giới hạn về số lượng cổ phần được chuyển nhượng. Điều đó có nghĩa là người sở hữu cổ phần có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số cổ phần mình nắm giữ cho người khác, nếu không thuộc ba trường hợp mà pháp luật hạn chế chuyển nhượng.

Phân tích về ba trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần, về nguyên tắc thì chuyển nhượng cổ phần là tự do, nhưng pháp luật lại quy định về trường hợp hạn chế tự do chuyển nhượng là vì tính đặc biệt nó.

Thứ nhất, đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Theo Khoản 1, Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Cổ phầnưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định”.

hoạt động của công ty. Thông thường một cổ phần tương ứng với một phiếu biểu quyết, tuy nhiên đối với một cổ phần ưu đãi biểu quyết thì phiếu biểu quyết cao hơn một, còn mức độ cao hơn bao nhiêu là do Điều lệ công ty quy định. Vì tính đặc biệt đó, nên không phải chủ thể nào cũng được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Theo Khoản 3, Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 “Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông”.

Sở dĩ giới hạn chủ thể sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết là tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập vì tổ chức được Chính phủ ủy quyền tham gia vào công ty thì ngành nghề của công ty đó là một trong những ngành nghề trọng điểm của nền kinh tế. Nên để đảm bảo trật tự nền kinh tế, tổ chức đại diện cho Chính phủ phải có quyền biểu quyết cao hơn thông thường nên được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Và thời hạn sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết đối với tổ chức được Chính phủ ủy quyền là không giới hạn. Còn đối với trường hợp cổ đông sáng lập được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết là do mục tiêu phát triển của công ty. Những nhà sáng lập công ty sẽ có định hướng phát triển công ty của mình từ ngày thành lập, việc sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết giúp cho các cổ đông sáng lập có lợi thế hơn trong việc biểu quyết các nội dung quan trọng của công ty để đảm bảo công ty theo đúng định hướng phát triển ban đầu đề ra mà không bị tác động bởi những cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập nhưng sở hữu tỷ lệ cổ phần cao trong công ty. Tuy nhiên đặc quyền này của cổ đông sáng lập chỉ trong vòng ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Quy định này hợp lý vì trong ba năm đầu, khi công ty mới thành lập cần sự ổn định trong chiến lược và định hướng phát triển nên cổ đông sáng lập vì mục tiêu đó cần được đảm bảo tính quyết định thông qua sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Tuy nhiên sau ba năm, công ty dần đi vào hoạt động ổn định, lúc này để đảm

bảo sự công bằng giữa các cổ đông thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập phải chuyển sang cổ phần phổ thông như những cổ đông khác để đảm bảo các cổ đông là có quyền biểu quyết như nhau đối với các hoạt động của công ty.

Từ phân tích trên cho thấy tính đặc biệt của cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ áp dụng cho đối tượng đặc thù, nên cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng. Vì chuyển nhượng cổ phần sẽ dịch chuyển quyền sở hữu, chủ thể sở hữu cổ phần ưu đãi lúc này có thể là chủ thể khác với quy định và mục đích dành cho đối tượng sở hữu cổ phần ưu đãi, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các cổ đông trong công ty mà không vì mục tiêu phát triển chung của công ty.

Thứ hai, đối với cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Quyền tự do chuyển nhượng của cổ đông sáng lập bị thu hẹp về đối tượng nhận chuyển nhượng là các cổ đông sáng lập khác, nếu đối tượng nhận chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập, thì chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quy định như vậy nhằm mục đích ổn định tổ chức của công ty trong ba năm đầu. Khi công ty mới thành lập, bên cạnh đó cũng nhằm buộc cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm với công ty khi công ty vừa được thành lập và đang trong giai đoạn phát triển. Sau ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thì mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Việc hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần của cổ đông sáng lập một phần cũng nhằm để bảo vệ lợi ích cho người mua cổ phần là người không tham gia thành lập công ty cổ phần, không biết được thực trạng công ty khi mới thành lập.

Mặc dù là một trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần, nhưng so với hạn chế chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết là tuyệt đối thì hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập lại tương đối. Trong trường hợp được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, tức là được tất cả các cổ đông trong công ty chấp thuận thì cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Quy định mở này bên cạnh

việc bảo vệ lợi ích của tất cả cổ đông trong công ty còn tạo sự linh hoạt trong quản trị CTCP. Nếu xét thấy, vì lý do chính đáng, việc chuyển nhượng đó không ảnh hưởng đến quyền lợi chung cũng như sự phát triển của công ty thì Đại hội đồng cổ đông có thể linh hoạt đồng ý sự chuyển nhượng đó.

Thứ ba, hạn chế chuyển nhượng theo Điều lệ công ty

Như phân tích ở trên, hạn chế chuyển nhượng theo Điều lệ công ty là một quy định mới so với Luật Doanh nghiệp 2005. Đây là một quy định mới phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay của doanh nghiệp. Điều lệ công ty là đại diện chung cho ý chí của tất cả cổ đông trong công ty, nó như cơ sở pháp lý nội bộ trong doanh nghiệp, tùy theo từng đặc thù riêng mà doanh nghiệp xét thấy hạn chế chuyển nhượng là quan trọng với doanh nghiệp mình, các cổ đông thống nhất thì hạn chế đó là phù hợp. Tuy nhiên để hạn chế chuyển nhượng theo Điều lệ có hiệu lực thì bắt buộc các quy định này phải được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Đồng thời các quy định này phải phù hợp và không trái các quy định của pháp luật.

Nguyên tắc tự do chuyển nhượng cổ phần là đặc trưng cơ bản của CTCP, và được quy định ở nhiều điều khoản khác nhau trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Điều 110, Khoản 1, Điểm d, quy định: “d) Cổ đông quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 119 và khoản 1, Điều 126 của Luật này”;

Điều 114, Khoản 1, Điểm d quy định về quyền của cổ đông phổ thông: “d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 119 và khoản 1, Điều 126 của Luật này”;

Điều 126, Khoản 1, quy định: “1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”.

Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp có tính chất đại chúng (phản ánh cấu trúc vốn linh hoạt và khả năng chuyển đổi dễ dàng mà không làm mất đi tính ổn

định trong cấu trúc vốn) khác hẳn với mô hình doanh nghiệp có tính chất đối nhân, nên việc chuyển nhượng vốn trong CTCP dễ dàng hơn so với trong công ty TNHH và CTHD vì vậy cổ đông CTCP“không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần” (Điều 115, Khoản 1, Luật Doanh nghiệp 2014). Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo toàn vốn của CTCP trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm không được rút vốn để bảo toàn vốn thì điều này hạn chế quyền tự do của cổ đông sẽ dẫn đến bó buộc thành viên tham gia CTCP. Vì thế pháp luật đã mở thêm điều khoản là tuy không được rút vốn nhưng các cổ đông “được tựdochuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông” (Điều 114, Khoản 1, Điểm d, Luật Doanh nghiệp 2014. Việc chuyển nhượng cổ phần vừa giúp các cổ đông linh hoạt trong mục đích sử dụng vốn của mình, đồng thời không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của CTCP. Đây là một quy định vô cùng hữu ích với mô hình công ty này.

Nguyên tắc tự do chuyển nhượng cổ phần là nguyên tắc quan trọng đối với những cổ đông hiện hữu cũng như những nhà đầu tư muốn tham gia vào CTCP. Với những cổ đông hiện hữu, khi họ không muốn tiếp tục tham gia vào CTCP, muốn sử dụng vốn vào mục đích khác hoặc đơn giản hơn là mua cổ phần là một hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, tại thời điểm thuận lợi họ không muốn tiếp tục nắm giữ và muốn chuyển giao để thu lợi từ chênh lệch giá mua và giá chuyển nhượng. Quy định tự do chuyển nhượng sẽ thu hút họ đầu tư ban đầu vì họ có thể tự do rút khỏi khi nào họ có nhu cầu. Về phía nhà đầu tư, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện chiến lược đầu tư trưng mua cổ phần của CTCP nhằm giành quyền khống chế, sau đó cải tạo và sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành của CTCP. Đối với những CTCP hoạt động không hiệu quả hoặc thua lỗ, việc tự do chuyển nhượng cổ phần sẽ giúp họ tìm kiếm được nhà đầu tư chiến lược, nhận chuyển nhượng cổ phần, trở thành thành viên công ty, các nhà đầu tư giúp cơ cấu lại tổ chức và hồi sinh công ty.

2.1.2. Quy định pháp luật về các trường hợp chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ trong trường hợp chuyển nhượng thông thường và trường hợp đặc biệt khi cổ đông là cá nhân chết hoặc cổ đông tặng, cho cổ phần hay sử dụng cổ phần để trả nợ.

Thứ nhất, trường hợp chuyển nhượng thông thường

Công ty cổ phần có thể trực tiếp bán cổ phần của mình cho người mua. Người muốn mua cổ phần của công ty có thể mua trực tiếp khi công ty chào bán cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông khác. Như vậy, chuyển nhượng cổ phần thực chất là hoạt động mua bán cổ phần giữa cổ đông của công ty với người khác. Đây là một loại giao dịch dựa trên sự thỏa thuận giữa cổ đông là người muốn bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình và người muốn mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty.

Như phân tích ở phần khái niệm, cần phân biệt chuyển nhượng cổ phần với bán cổ phần và mua lại cổ phần vì tuy cùng đều có bản chất là quan hệ mua bán, làm thay đổi chủ sở hữu đối với cổ phần được bán hoặc chuyển nhượng trong công ty cổ phần nhưng bản chất của ba dạng thức mua bán này hoàn toàn khác nhau.

Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động chuyển nhượng cổ phần bao gồm bên bán là các cổ đông và bên mua là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn. Chủ thể của hoạt động bán cổ phần bao gồm bên bán là công ty phát hành cổ phần, bên mua là cổ đông và công chúng. Còn mua lại cổ phần bao gồm bên bán là cổ đông và bên mua chính là công ty phát hành cổ phần.

Về mục đích và điều kiện: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng. Trong khi đó, việc mua lại cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp: cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ. Bán cổ phần không quy định về điều kiện, song mục đích của việc bán cổ phần là nhằm tăng vốn điều lệ của công ty.

Về hậu quả pháp lí: Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ của CTCP. Còn với việc bán cổ phần, việc tăng thêm số lượng cổ

phần được chào bán và bán các cổ phần đó sẽ làm tăng thêm vốn điều lệ của công ty. Với việc mua lại cổ phần thì vốn điều lệ của công ty cũng không giảm ngay, nhưng nếu hết đợt chào bán cổ phần, mà công ty không chào bán được số cổ phần mua lại thì công ty phải đăng kí giảm vốn điều lệ.

Như vậy, chuyển nhượng cổ phần thông thường sẽ là hoạt động mua bán phần cổ phần mà cổ đông của công ty sở hữu.

Thứ hai, trường hợp cổ đông là cá nhân chết

Khoản 3, Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về việc chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết như sau: “Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.”

Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này sẽ căn cứ vào di chúc của cổ đông đó. Với quyền tự cho chuyển nhượng của mình, cổ đông có thể di chúc lại việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số cổ phần mà mình nắm giữ, cho một người hay nhiều người tùy thuộc vào ý chí của mình. Hoặc nếu không có di chúc thì cổ phần của cổ đông sẽ được điều chỉnh theo pháp luật về thừa kế. Việc quy định trường hợp này nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông, vì cổ phần là một loại tài sản hợp pháp nên sau khi cổ đông chết thì số tài sản này được chia thừa kế như những loại tài sản khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)