Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 73 - 86)

luật về chuyển nhượng cổ phần

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng cổ phần

Thực tiễn thi hành pháp luật về vốn trong CTCP vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thủ tục chuyển nhượng. Do đó, các quy định về chuyển nhượng cổ phần cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP dễ dàng hoạt động và phát huy hơn nữa vai trò là nơi tập trung những nguồn vốn lớn của xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển nhượng cổ phần cần triển khai trong hiện nay gồm:

Thứ nhất, bổ sung, sửa đổi quy định về thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Dù đã có quy định mới về thủ tục chuyển nhượng cổ phần đối với cổ đông sáng lập hiện nay không cần thông báo thay đổi thông tin cổ đông với phòng đăng ký kinh doanh, tuy nhiên thủ tục về chuyển nhượng cổ phần vẫn còn tồn tại bất cập khi triển khai trên thực tế, vì vậy cần bổ sung, sửa đổi thủ tục như sau:

Một là, xóa bỏquy định người nhận cổ phần chỉ trở thànhcổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Quy định về tư cách cổ đông trong CTCP sau khi hai bên thực hiện chuyển nhượng cổ phần chỉ được ghi nhận từ thời điểm thông tin cổ đông nhận chuyển nhượng được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đồng là một quy định khiến cho các bên gặp khó khăn trên thực tế và phát sinh tranh chấp. Về vấn đề này, cần có sự xem xét và thay đổi.

Việc thông báo thông tin cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần với CTCP để cập nhật vào Sổ đăng ký cổ đông chỉ mang mục đích giúp CTCP quản lý thông tin của cổ đông công ty chứ không mang tính quyết định tư cách cổ đông của cổ đông nhận chuyển nhượng. Chuyển nhượng cổ phần là quyền tự do của các cổ đông, khi hai bên hoàn thành các quyền và nghĩa vụ với nhau thì tư cách cổ đông cũng được chuyển giao từ thời điểm hoàn thành đó. Nên bỏ quy định phải có sự xác nhận tư cách cổ đông của CTCP, vì trên thực tế hai bên đã hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, nhưng CTCP lại không xác nhận tư cách cổ đông mới, khiến cho quyền lợi của người nhận chuyển nhượng cổ phần bị ảnh hưởng, phải đưa vụ việc ra Tòa án yêu cầu giải quyết.

Pháp luật nên sửa đổi nội dung xác nhận của CTCP là thủ tục mang tính hành chính, quản lý về mặt sổ sách thông tin của cổ đông để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả các cổ đông cũ và mới gia nhập CTCP. Quy định bắt buộc phải có sự xác nhận của CTCP mới được công nhận là cổ đông công ty là một hạn chế đối mới chuyển nhượng cổ phần.

Ngoài ra, có thể xem xét thời hạn quy định phải có sự xác nhận của CTCP về tư cách cổ đông là trong vòng ba năm kể từ ngày CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đề xuất này xuất phát từ điểm chung đối với quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng ba năm kể từ ngày CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vì quan điểm chung, trong ba năm đầu, CTCP cần có sự ổn định về mặt tổ chức, nhân

sự trước khi tiếp nhận thành viên mới để đảm bảo được chiến lược phát triển chung. Thì với quan điểm này, có thể vẫn duy trì quy định cần có sự xác nhận của CTCP, ghi vào sổ cổ đông thì mới phát sinh tư cách cổ đông của người nhận chuyển nhượng. Nhưng phải giới hạn thời gian, quy về điểm mốc chung là ba năm kể từ ngày CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó, quy định này phải được bãi bỏ. Các bên chỉ cần thông báo sự thay đổi để CTCP cập nhật lại dữ liệu cổ đông để quản lý, việc này không ảnh hưởng đến quyền trở thành cổ đông hợp pháp của cổ đông nhận chuyển nhượng.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục chuyển nhượng cổ phần đối với trường hợp người nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài.

Một trong những chính sách kinh tế hàng đầu hiện nay là thu hút đầu tư nước ngoài thì các quy định pháp luật phải cùng xu hướng với chính sách kinh tế để đảm bảo tính thống nhất. Muốn thu hút đầu tư thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Muốn làm được điều đó, trước hết ngành nghề và tỷ lệ sở hữu theo cam kết WTO đối với nhà đầu tư nước ngoài cần được mở rộng dần dần theo từng giai đoạn để các CTCP với các ngành nghề khác nhau có cùng cơ hội trong việc thu hút nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực của CTCP đó.

Tiếp theo thủ tục thông báo với cơ quan quản lý đối với trường hợp người nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài cần xem xét có thể giảm đi như đối với trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần không cần thông báo với phòng đăng ký kinh doanh. Nếu có thể thay bằng cách thức quản lý khác đối với đối tượng cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho việc chuyển nhượng cổ phần thuận lợi và phát triển hơn.

Thứ hai, quy định giới hạn thời gian nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ cổ phần tại CTCP.

Như đã phân tích cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần đặc biệt áp dụng cho hai đối tượng là cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền vì mục đích nâng cao vai trò của hai chủ thể này trong quản trị CTCP và kiểm soát đối với

những ngành kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên nếu cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau ba năm vì lúc này công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của tổ chức được Chính phủ ủy quyền lại không giới hạn thời gian. Điều này sẽ tạo sự bất bình đằng giữa quyền biểu quyết của các cổ đông trong CTCP. Trong CTCP, mọi vấn đề quan trọng đều thông qua biểu quyết, vì vậy cần giới hạn thời gian nắm giữ của của tổ chức được Chính phủ ủy quyền như những giới hạn khác là trong vòng ba năm, sau ba năm phải chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Thực tế, nếu một CTCP có của tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữa cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có lợi thế trong việc chi phối các hoạt động trong CTCP tạo sự bất bình với cổ đông hiện hữu, sự quan ngại đối với các nhà đầu tư muốn tham gia vào CTCP đó. Vì vậy việc quy định giới hạn khoảng thời gian đại diện cho phần vốn góp của Nhà nước nắm giữ các cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ khắc phục được sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động của CTCP, đồng thời tạo ra sự bình đẳng giữa các loại cổ đông.

Thứ ba, quy định rõ hơn khái niệm cổ phần và chuyển nhượng cổ phần

Hiện nay, khi áp dụng pháp luật doanh nghiệp rất nhiều người phân vân về hai thuật ngữ “cổ phần” và “chứng khoán”.

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định: “1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.” [22]

Từ quy định này có thể hiểu cổ phần cũng là một loại chứng khoán được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu? Chuyển nhượng cổ phần có thể được gọi là chuyển

nhượng cổ phiếu? Bên cạnh đó, việc quy định về hình thức chuyển nhượng cổ phần hoặc thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc thông qua TTCK cũng khiến cho người áp dụng lúng túng về các khái niệm.

Vì vậy, để thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho người áp dụng, pháp luật doanh nghiệp nói chung và pháp luật chuyển nhượng cổ phần nói riêng cần quy định khái niệm cổ phần, chuyển nhượng cổ phần rõ ràng và cụ thể hơn.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển nhượng cổ phần

Từ những tranh chấp phát sinh trên thực tế cho thấy việc thực hiện pháp luật chuyển nhượng cổ phần còn nhiều khuyết điểm, vì vậy cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển nhượng cổ phần. Những giải pháp có thể triển khai trong thời gian đến gồm:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, Tòa án và hệ thống các cơ quan tư pháp

Có thể nói các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan đăng ký kinh doanh là đơn vị trực tiếp và thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp. Việc nâng cao nâng lực của các cán bộ chuyên môn sẽ giúp cho việc tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện pháp luật chuyển nhượng cổ phần đầy đủ và chính xác.

Ngoài ra, các vụ việc tranh chấp về nội dung chuyển nhượng cổ phần thường được xét xử qua nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm. Đặc biệt từ thông rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần và yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng cho thấy sự quan trọng của việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án và hệ thống các cơ quan tư pháp đối với tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần. Đây là nội dung mới và biến đổi theo sự phát triển chung của Việt Nam nên việc nâng cao chất lượng cơ quan xét xử để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên tranh chấp là nội dung cấp thiết cần xem xét triển khai sớm trong thời gian đến.

Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành, nghề....) cần đẩy mạnh việc tuyên

truyền, giải thích, phổ biến pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về chuyển nhượng cổ phần trong CTCP tại các CTCP hoặc cho các nhà đầu tư.

Pháp luật về chuyển nhượng cổ phần là quy định pháp luật không chỉ được điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp mà còn chịu sự tác động từ những pháp luật khác như dân sư, đầu tư, chứng khoán, thuế… Trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư, CTCP không nắm được tất cả quy định về pháp luật chuyển nhượng cổ phần. Chưa kể đến, pháp luật chuyển nhượng cổ phần cũng thường xuyên được cập nhật và đổi mới và doanh nghiệp chưa biết. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật về doanh nghiệp đặc biệt là các quy định về chuyển nhượng cổ phần.

Hình thức nâng cao kiến thức về pháp luật chuyển nhượng cổ phần có thể thông qua:

Một là, các buổi hội thảo, tập huấn kiến thức miễn phí của các cơ quan có thẩm quyền cho các CTCP và các nhà đầu tư.

Hai là, trên các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thường xuyên có những bài phân tích và những điểm cần lưu ý về pháp luật chuyển nhượng cổ phần. Đồng thời trên các trang thông tin điển tử cần có cổng tương tác giữa người hỏi và trả lời về các nội dung cụ thể. Cần có nhân sự trực trang điện tử thường xuyên để có thể phản hồi nhanh chóng đến các nội dung mà các chủ thể muốn tìm hiểu và đặt vấn đề.

Tiểu kết chương 3

Nhìn chung, pháp luật về chuyển nhượng cổ phần là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật doanh nghiệp. Hiện nay, nội dung này đang được đông đảo cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm và đề xuất hoàn thiện qua từng giai đoạn. Hoàn thiện pháp luật chuyển nhượng cổ phần và nâng cao tính hiệu quả của thực thi pháp luật chuyển nhượng cổ phần là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan chức năng nếu muốn hệ thống pháp luật phát triển, cụ thể:

Một là,địnhhướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển nhượng cổ phần phải theo chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Một quốc gia phát triển là quốc gia có nền kinh tế, chính trị và pháp luật thống nhất với nhau vì một chiến lược phát triển chung.

Tiếp đến cần hệ thống hóa văn bản pháp luật hoàn chỉnh về hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong CTCP để giúp các chủ thể có cái nhìn tổng thể trong việc thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu cổ phần. Ngoài ra trong nền kinh tế tự vận động theo thị trường tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật thì phải được đặt trong môi trường công bằng để các chủ thể tham gia đều có những lợi thế như nhau mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Hai là, các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển nhượng cổ phần cần được triển khai ngay trong thời gian đến. Đầu tiên là việc quy định chi tiết, cụ thể hơn về các khái niệm cổ phần, chuyển nhượng cổ phần, thời gian nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của các tổ chức được Chính phủ ủy quyền tham gia CTCP. Sau đó là nâng cao hoạt động của cơ quan chức năng trong quản lý, tuyên truyền pháp luật và đặc biệt là Tòa án trong hoạt động xét xử để các bên có tham gia pháp luật chuyển nhượng đạt được ý chỉ thỏa thuận, giảm thiểu tranh chấp phát sinh.

KẾT LUẬN

Từ nghiên cứu các vấn đề lý luận về chuyển nhượng cổ phần và pháp luật chuyển nhượng cổ phần kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng pháp luật của một số nước trên thế giới, nghiên cứu thực trạng pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trên thực tế có thể kết luận những nội dung chính sau:

Thứ nhất, các quy định pháp luật chuyển nhượng cổ phần cơbản được hoàn thiện với các quy định về điều kiện, nguyên tắc và thủ tục chuyển nhượng cổ phần, các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và của các bên có liên quan. Trên cơ sở tham khảo hệ thống pháp luật chuyển nhượng cổ phần của các nước trên thế giới, pháp luật chuyển nhượng cổ phần ở Việt Nam có sự kế thừa và áp dựng chọn lọc để cùng quy định chuẩn chung của thế giới nhưng phù hợp với nền kinh tế đặc trưng tại Việt Nam. Vì thế, quy định pháp luật chuyển nhượng cổ phần cần thường xuyên sửa đổi, bổ sung theo tình hình hoạt động thực tế của CTCP cũng như nhu cầu chung của thị trường kinh doanh.

Thứ hai, thực trạng pháp luật chuyển nhượng cổ phần và thực tiễn thi hành pháp luật chuyển nhượng cổ phần hiện nay đạt một số thành công khi các chủ thể tham gia chuyển nhượng cổ phần có cơ sở pháp lý để làm căn cứ thỏa thuận và tiêu chuẩn để thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những tranh chấp phát sinh trên thực tế cho thấy pháp luật chuyển nhượng cổ phần còn nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 73 - 86)