Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 60 - 70)

Chuyển nhượng cổ phần có hai hình thức hoặc là chuyển nhượng trực tiếp thông qua hợp đồng hoặc chuyển nhượng gián tiếp thông qua TTCK. Đối với chuyển nhượng gián tiếp thông qua TTCK được quy định và điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán. Còn về hình thức chuyển nhượng cổ phần trực tiếp thông qua hợp đồng thì chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, các tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần đa số sẽ bị tuyên hợp đồng vô hiệu, vì vậy, phân tích về hợp đồng chuyển nhượng là một nội dung quan trọng trong pháp luật chuyển nhượng cổ phần.

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là một dạng của hợp đồng, vì thế, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần muốn đủ căn cứ phát sinh hiệu lực phải đáp ứng các nội dung cơ bản của hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 398, Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung của hợp đồng thì:

“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: a) Đối tượng của hợp đồng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng thì hai bên có quyền thỏa thuận về các nội dung cụ thể nhưng phải có những nội dung cơ bản như đối tượng của hợp đồng là cổ phần chuyển nhượng, số lượng cụ thể, giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán. Bên cạnh đó, nội dung về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng như phương thức giải quyết tranh chấp cũng cần được đề cập trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Xét cho cùng, trong pháp luật chuyển nhượng cổ phần trực tiếp, hợp đồng chuyển nhượng là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp. Vì vậy, các bên tham gia chuyển nhượng cổ phần phải cẩn trọng, thỏa thuận chi tiết những điều khoản. Phân tích trường hợp sau đây để thấy sự quan trong về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần:

Vụ việc: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu bị vô hiệu khi bên chuyển nhượng chưa có quyền sở hữu [15]

Mô tả tóm lược: Ông Đoàn Cửu Vân và ông Trần Linh ký kết 02 hợp đồng mua bán cổ phiếu phổ thông của CTCP thủy điện Sông Ba Hạ, cụ thể như sau:

Hợp đồng thứ nhất: lập ngày 30/5/2008 có nội dung ông Trần Linh (bên A) chuyển nhượng 20.000 cổ phiếu của CTCP thủy điện sông Ba Hạ cho ông Đoàn Cửu Vân (Bên B) có giá gốc là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Hợp đồng thứ 2: được lập ngày 23/6/2008, Trần Linh tiếp tục chuyển nhượng 5.000 cổ phiếu của CTCP thuỷ điện sông Ba Hạ cho ông Đoàn Cửu Vân với giá chuyến nhượng là 13.500 đồng/1 cổ phiếu.

Thực hiện hai hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu trên, ông Đoàn Cửu Vân đã thanh toán cho ông Trần Linh tổng số tiền 169.500.000 đồng. Khi ký kết hai hợp đồng mua bán cổ phiếu trên, ông được biết CTCP thủy điện sông Ba Hạ chưa phát

hành cổ phiếu và ông Trần Linh không có cổ phiếu để chuyển nhượng. Vì vậy, ông yêu cầu Tòa án tuyên hủy 2 hợp đồng mua bán cổ phiếu nêu trên và yêu cầu ông Trần Linh trả lại cho ông số tiền 169.500.000 đồng và tiền lãi theo lãi suất của Ngân hàng nhà nước. Về sự việc trên, các bên có ý kiến như sau:

Ý kiến của ông Trần Linh: Tại thời điếm ký hợp đồng mua bán cổ phiếu, ông đã được quyền sở hữu 59.560 cổ phiếu phổ thông của CTCP thủy điện sông Ba Hạ nên ông có toàn quyền tự do chuyển nhượng, ông đề nghị tiếp tục thực hiện hai hợp đồng mua bán cổ phiếu đã được ký kết và ông chịu trách nhiệm chuyển sổ cổ đông tương ứng với 8.000 cổ phiếu cho ông Đoàn Cửu Vân.

Ý kiến của người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Tại thời điểm ông Trần Linh bán cổ phiếu cho ông Đoàn Cửu Vân, thì CTCP thủy điện sông Ba Hạ chưa

phát hành cổ phiếu cũng như chưa cấp sổ cổ đông cho các cổ đông góp vốn. Hiện nay, Công ty đang chốt lại danh sách các thể nhân (là các cán bộ, công nhân viên) góp vốn để tiến đến cấp sổ cổ đông cho các cổ đông cũng như đang thực hiện các thủ tục pháp lý để chứng nhận cổ đông góp vốn.

Vụ việc tranh chấp này qua qua cấp xét xử, từ sơ thẩm, đến phúc thẩm và giám đốc thẩm:

Phán quyết của Tòa sơ thẩm: Chấp nhận đơn khởi kiện của ông Đoàn Cửu Vân. Hủy hai hợp đồng mua bán cổ phiếu phổ thông của CTCP thủy điện sông Ba Hạ lập vào các ngày 30/5/2008 và ngày 23/6/2008. Buộc ông Trần Linh có nghĩa vụ trả lại ông Đoàn Cửu Vân số tiền 169.500.000 đồng và phải bồi thường cho ông Đoàn Cửu Vân 32.159.000 đồng.

Phán quyết của Tòa phúc thẩm: Hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 05/2011/KDTM-ST ngày 23/3/2011 của Tòa án nhân tỉnh PY và đình chỉ giải quyết vụ án với lý do thời hiệu khởi kiện vụ án đã hết.

Quyết định giám đốc thẩm: Hủy phán quyết của Tòa phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại.

Tòa phúc thẩm lập luận:

Theo CTCP thủy điện sông Ba Hạ xác nhận tại thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu thì CTCP thủy điện sông Ba Hạ chưa phát hành cổ phiến và chưa chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của mỗi cổ đông góp vốn, chưa cấp sổ cổ đông cho ông Linh, đồng thời không biết việc chuyển nhượng và cũng không xác nhận việc ông Linh chuyển nhượng cổ phần cho ông Vân. Thực tế, ông Linh chưa nộp tiền vào Công ty, nên ông Linh chưa phải là cổ đông của Công ty.

Thứ hai, về hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu vô hiệu

Do ông Trần Linh không có tài sản (cổ phiếu đứng tên ông Trần Linh) hoặc quyền sở hữu cổ phần để giao dịch với ông Đoàn Cửu Vân, nên việc ông Trần Linh ký hai hợp đồng mua bán chuyển nhượng cho ông Vân 25.000 cổ phiếu phổ thông của CTCP thủy điện sông Ba Hạ là trái với quy định tại Khoản 3 Điều 6 Điều lệ Công ty “Mọi việc chuyến nhượng, nhận chuyển nhượng và các giao dịch khác liên quan đến cổ phân và việc sở hữu cổ phần phải thông qua thủ tục chuyển nhượng tại Công ty hoặc đơn vị được Công ty ủy quyền và phải được người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc đại diện được ủy quyền của người đó xác nhận...”; Khoản 2 Điều 8 Điều lệ Công ty “Cổphầnchưa được thanh toánđầyđủkhôngđược chuyển nhượng và hưởng cổ tức.” và Khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp “cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua được quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Doanh nghiệp được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông, từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty”.

Các hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu giữa ông Linh và ông Vân này bị coi là vô hiệu, lỗi hoàn toàn thuộc về ông Linh, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu giữa ông Linh và ông Vân là hợp pháp là không đúng.

Thứ ba, vẫn còn thời hiệu khởi kiện

Ông Vân thanh toán tiền cho ông Linh vào các ngày 30/5/2008, 23/8/2008 và 09/02/2010 với tổng số tiền là 169.500.000 đồng. Sau ngày 09/02/2010, các bên mới xảy ra tranh chấp, và ngày 16/12/2010 ông Đoàn Cửu Vân có đơn khởi kiện là trong thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng hợp đồng được ký ngày 30/5/2008 và ngày 26/8/2008, nên ngày 16/12/2010, ông Đoàn Cửu Vân mới khởi

kiện là đã quá thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự để quyết định hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 05/2011/KDTM-ST ngày 23/3/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh PY và đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng.

Thông báo rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần và yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng [35]

Ngày 4/3/2019, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng ra Thông báo số 19/TB-VC2- V3 rút kinh nghiệm vụ án “Tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau về việc chuyển nhượng cổ phần và yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu”.

Nội dung vụ án:

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng L được thành lập năm 2006, vốn điều lệ 100 tỷ đồng gồm 5 cổ đông, trong đó, ông Lê Tấn H góp vốn tỷ lệ 61% (tương đương 61 tỷ đồng). Ngân hàng TMCP D góp vốn tỷ lệ 11% (tương đương 11 tỷ đồng). Ngày 07/8/2014, Ngân hàng S và ông Lê Tấn H ký Biên bản thỏa thuận về

việc chuyển nhượng cổ phần CTCP đầu tư xây dựng L (nay là CTCP P), theo đó, Ngân hàng S chuyển nhượng cho ông Lê Tấn H 110.000 cổ phần của CTCP đầu tư xây dựng L, tương ứng số tiền 11.000.000.000 đồng. Thời điểm thực hiện chuyển nhượng dự kiến không quá ngày 30/9/2014. Sau đó, Ngân hàng S và ông Lê Tấn H ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2014/HĐCN (không có ngày, tháng) năm 2014. Theo đó, Ngân hàng S chuyển nhượng cho ông Lê Tấn H 110.000 cổ phần (tương ứng với tỷ lệ 11% vốn điều lệ) của Công ty với tổng giá trị chuyển nhượng 100.000đ/CP, tương ứng với số tiền là 11.000.000.000 đồng.

Do ông Lê Tấn H không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nên Ngân hàng S khởi kiện, yêu cầu ông Lê Tấn H trả cho Ngân hàng số tiền 13.502.500.000 đồng, trong đó, tiền gốc là 11.000.000.000 đồng và tiền nợ phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng là 2.502.500.000 đồng.

Ông Lê Tấn H có đơn phản tố với nội dung: Việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa ông và Ngân hàng S xuất phát từ lý do: Năm 2012, vì Ngân hàng Nhà nước không cho các Ngân hàng thương mại đầu tư ngoài ngành nên Ngân

hàng S rút vốn khỏi CTCP đầu tư xây dựng L (nay là Công ty CP P). Đến năm 2014, do không tìm được đối tác mua lại số cổ phần trên nhưng đã hết thời hạn báo cáo với Ngân hàng Nhà nước nên hai bên đã ký kết Hợp đồng chuyển nhượng số 01/2014/HĐCN nhằm mục đích để Ngân hàng S hợp thức hóa hồ sơ báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về việc rút vốn khỏi CTCP đầu tư xây dựng L, nên Hợp đồng 01/2014/HĐCN không ghi ngày, tháng, không có thời hạn chuyển nhượng cổ phần, thời hạn thanh toán.

Ông Lê Tấn H không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng S. Đồng thời, yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2014/HĐCN (không ghi ngày, tháng) năm 2014 vô hiệu.

Một trong những vấn đề cần rút kinh nghiệm mà VKSND nhấn mạnh là về hình thức hợp đồng, cụ thể:

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2014/HĐCN giữa ông Lê Tấn H và Ngân hàng S không ghi ngày, tháng, chỉ ghi năm 2014 và không thỏa thuận về thời hạn thanh toán là chưa đảm bảo chặt chẽ về mặt hình thức. Căn cứ khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợpđồng không bị vô hiệu trongtrường hợp có vi phạm về hình thức trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Nhưngbản án sơ

thẩm xác định là Hợp đồng vô hiệu để xử không chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng S là chưa có căn cứ vững chắc. Bởi lẽ:

Tại Điều 2 Hợp đồng số 01 có quy định về thời hạn, phương thức thanh toán nhưng không thể hiện cụ thể thời hạn thanh toán là ngày, tháng, năm nào. Sau khi ký kết Hợp đồng, các bên đều không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng. Nhưng tại Biên bản họp Đại hội cổ đông ngày 16/4/2015, ông H tham gia và tiếp tục thỏa thuận việc mua 110.000 cổ phần của Ngân hàng S và xác định thời điểm chuyển nhượng là ngày 16/4/2015. Sau đó, CTCP đầu tư xây dựng L làm thủ tục báo cáo lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư xin phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 4, nội dung thay đổi bao gồm tên Công ty và phần chuyển nhượng vốn góp của các cổ đông, trong đó, có Ngân hàng S. Giấy phép kinh doanh được cấp ngày 07/5/2015, sửa đổi lần thứ 4, thể hiện ông Lê Tấn H nắm giữ

972 000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 97,27%; cổ phần của Ngân hàng S là 0 (không).

Tại Biên bản xác minh ngày 21/9/2017, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư xác định: Ngân hàng S không phải là cổ đông sáng lập của Công ty, nên việc chuyển nhượng cổ phần của Ngân hàng S cho các cá nhân, tổ chức không phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh, mà chỉ thực hiện thông báo cho nội bộ CTCP đầu tư xây dựng L và ghi nhận trong số cổ đông của CTCP đầu tư xây dựng L. Khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2005 (nay là Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014) quy định: “Giấy tờchuyển nhượng phảiđược bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông”, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chưa thu thập tài liệu, chứng cứ “Sổ đăng ký cổ đông” của CTCP đầu tư xây dựng L để xem xét, đánh giá hiệu lực của việc chuyển nhượng cổ phần giữa Ngân hàng S và ông Lê Tấn H đã được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông hay chưa? Án sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai nhận của ông H và CTCP đầu tư xây dựng L là chưa đủ căn cứ.

Ngoài ra, cấp sơ thẩm chưa xác định, làm rõ thời điểm phát sinh tranh chấp việc chuyển nhượng cổ phần giữa Ngân hàng S và ông Lê Tấn H để làm căn cứ xác định việc chậm nghĩa vụ thanh toán như trong Hợp đồng chuyển nhượng đã ký là chưa đảm bảo đúng pháp luật. Việc ông Lê Tấn H cho rằng việc hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2014/HĐCN chỉ nhằm mục đích để Ngân hàng hợp thức hóa hồ sơ báo cáo Ngân hàng Nhà nước về việc rút vốn khỏi CTCP đầu tư xây dựng L có thực hay không? Có vi phạm việc đầu tư ngoài ngành hay không? Tòa án cấp phúc thẩm không thể khắc phục được các vi phạm nêu trên, cần hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm theo đúng pháp luật.

Qua vụ việc tranh chấp trên, tác giả cho rằng cần lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần như sau:

Một là, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cần phải có xác nhận của CTCP

Thông thường, pháp luật không quy định hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phải có xác nhận của CTCP. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn nên có mục xác

nhận việc chuyển nhượng cổ phần giữa hai bên với nhau. Như trường hợp trên, nếu có xác nhận của CTCP thủy điện sông Ba Hạ thì sẽ phát hiện ngay từ đầu việc CTCP Ba Hạ chưa phát hành cổ phiến và chưa chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của mỗi cổ đông góp vốn, chưa cấp sổ cổ đông cho ông Linh. Như vậy ông Linh chưa nộp tiền vào Công ty, chưa phải là cổ đông của Công ty nên không có quyền chuyển nhượng cổ phần cho ông Vân.

Bên cạnh đó, khi hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có xác nhận của CTCP thì khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ CTCP đó sẽ có trách nhiệm thay đổi thông tin cổ đông và ghi nhận vào trong sổ đăng ký cổ đông, đây là quyền lợi của bên nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 60 - 70)