Hệ quả pháp lý của chuyển nhượng cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 48 - 60)

2.3.1. Tư cách cổ đông

Thứ nhất, về phía cổ đông chuyển nhượng

Cổ đông sau khi đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho người khác hoặc chết sẽ không còn là cổ đông của công ty, tức là không còn tên trong Sổ đăng kí cổ đông.

“Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại” (Khoản 6, Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014). Lúc này cổ đông vẫn giữ một phần cổ phần của mình và là cổ đông với cổ phần ít hơn, đồng thời các quyền và nghĩa vụ của cổ đông này thay đổi, giảm đi, tương ứng với phần cổ phần

còn lại mà mình sở hữu.

Thứ hai, về phía người được nhận cổ phần chuyển nhượng

Người nhận cổ phần (thông qua mua bán, tặng cho, thừa kế, nhận trả nợ bằng cổ phần) sẽ là cổ đông của công ty. Tuy nhiên, “người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông” (Khoản 7,Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014).

Theo Khoản 2, Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2014 thì các thông tin bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân/tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

Quy định này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ trong việc quản lý cổ đông cũng như cổ phần của công ty. Khi trở thành cổ đông của công ty, người nhận chuyển nhượng được hưởng quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần cổ phần mà mình được chuyển nhượng. Đồng thời, phần lớn chuyển nhượng cổ phần là tự do chuyển nhượng, tuy không thuộc các trường hợp hạn chế chuyển nhượng nhưng cũng cần thông báo với CTCP đó để công ty biết sự thay đổi cổ đông để cập nhận thành viên công ty. Đây là một điểm cần lưu ý của các bên khi chuyển nhượng, nếu như không thông báo với công ty để được ghi thông tin đầy đủ vào sổ đăng ý cổ đông thì dù hợp đồng chuyển nhượng là hợp pháp thì người nhận chuyển nhượng cũng không mặc nhiên trở thành cổ đông của công ty. Đây cũng là quy định giúp CTCP kiểm soát nhưng trường hợp chuyển nhượng không được phép (thuộc các trường hợp hạn chế chuyển nhượng) thì công ty sẽ thông báo chuyển nhượng không được phép, các bên không được chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp đó.

Bản án 11/2018/KDTM-PT ngày 24/04/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần [28]

Nội dung vụ án:

Bà Lê Hoàng Y (bà Y) là cổ đông sáng lập kiêm Tổng Giám đốc (TGĐ) Công ty Cổ phần Truyền thông mạng V (viết là V Media) được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (SKHĐT) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) số 4103008966 ngày 03/01/2008, vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng) tương đương 1.000.000 cổ phần, người đại diện theo pháp luật là bà Y. Bà Y nắm giữ 85% tổng số cổ phần, gồm 850.000 cổ phần Của V Media.

Ngày 19/01/2010, bà Y ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (HĐCNCP) cho ông T Konishi 10% tổng số cổ phần Của V Media trong số cổ phần do bà Y sở hữu, tương đương 100.000 cổ phần phổ thông với giá 75.200USD.

Theo yêu cầu của bà Y, ông T đã chuyển số tiền 75.200USD từ tài khoản của ông tại Nhật Bản vào tài khoản của bà Y tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận sau khi hoàn thành việc thanh toán số tiền chuyển nhượng cổ phần ông T sẽ trở thành cổ đông của V Media, cụ thể là tên của ông T sẽ được đăng ký xác nhận trong sổ đăng ký cổ đông và cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của V Media. Tuy nhiên sau 08 tháng, ông T chưa nhận được bất kỳ thông tin, báo cáo nào liên quan đến tình trạng hoạt động, tài chính, lợi nhuận của V Media, mặc dù ông T đã nhiều lần yêu cầu bà Y cung cấp.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, bà Y và V Media có nghĩa vụ phải đăng ký tên của ông T vào danh sách cổ đông với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến khi ông T khởi kiện, bà Y và V Media vẫn chưa thực hiện. Ông T đã nhiều lần liên lạc và làm việc với bà Y và đại diện của V Media để yêu cầu trả lời cho những vấn đề nêu trên, nhưng không nhận được sự hợp tác từ bà Y và đại diện V Media.

Ngày 16/9/2011, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ Biên bản hòa giải thành lập ngày 08/9/2011, đã ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, số 1752/2011/QĐST-KDTM ngày 16/9/2011, nội dung: Bà Lê

Hoàng Y cùng với Công ty cổ phần truyền thông mạng V có trách nhiệm liên đới thanh toán cho ông T Konishi số tiền là 75.200 USD (thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam tại thời điểm thanh toán).

Ngày 29/4/2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 755/TATP-TKT đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị quyết định công nhận sự thỏa thuận nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm do vi phạm về thủ xét xử Biên bản hòa giải thành ngày 08/09/2011 vì chỉ có chữ ký của Thẩm phán, không đóng dấu của Tòa án.

Ngày 19/3/2015, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý lại sơ thẩm vụ án, số thụ lý 24/2015/KDTM-ST. Tại đây, các nội dung tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần được phân tích rõ ràng hơn.

Thứ nhất, về chủ thể hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Ngày 19/01/2010, ông T Konishi ký hợp đồng mua bán cổ phần với Công ty cổ phần truyền thông mạng V, nội dung ông T Konishi mua 10% cổ phần do bà Lê Hoàng Y nắm giữ, loại cổ phần phổ thông, số cổ phần 100.000, giá trị cổ phần 75.200USD. Trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng, ông T Konishi đã chuyển vào tài khoản của bà Lê Hoàng Y mở tại Ngân hàng A 75.200USD để thanh toán.

Mặc dù, hợp đồng ngày 19/01/2010 ký kết giữa người bán là Công ty cổ phần truyền thông mạng V (đại diện theo pháp luật là bà Lê Hoàng Y) với người mua là ông T Konishi. Tuy nhiên, căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008966 đăng ký lần đầu ngày 03/01/2008, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 26/9/2008 thì Công ty cổ phần truyền thông mạng V có 03 thành viên sáng lập, trong đó bà Lê Hoàng Y giữ tỷ lệ vốn góp 85%, ông Nguyễn Tống Minh H4 giữ 10% và ông Nguyễn Hiền H1 giữ 5%, tất cả số cổ phần của Công ty cổ phần truyền thông mạng V đã có chủ sở hữu. Số cổ phần mà ông T Konishi mua thuộc quyền sở hữu của bà Lê Hoàng Y. Tại biên bản họp đại hội đồng cổ đông ngày 02/01/2010, Quyết định của Đại hội đồng ngày 25/01/2010 về việc thông báo danh sách cổ đông mới đều xác định cổ phần mà ông T Konishi có được là do nhận chuyển nhượng từ cổ phần của bà Lê Hoàng Y. Như vậy, người trực tiếp giao dịch và chuyển nhượng

là bà Lê Hoàng Y, ông T Konishi thanh toán trực tiếp vào tài khoản cá nhân của bà Y.

Thứ hai, về phương thức thanh toán dẫn đến hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu

Việc ông T Konishi và bà Lê Hoàng Y ký hợp đồng mua bán nội dung thanh

toán bằng ngoại tệ và thực tế cũng thanh toán bằng ngoại tệ số tiền 75.200USD là vi phạm Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 18/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về Pháp lệnh ngoại hối. Do đó, Tòa án xác định hợp đồng mua bán cổ phần ngày 19/01/2010 vô hiệu.

Do hợp đồng vô hiệu nên các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Tòa án cấp sơ thẩm buộc bà Lê Hoàng Y hoàn trả lại cho ông T Konishi tiền bán cổ phần Của Công ty truyền thông mạng V 1.387.530.000 đồng (tương ứng với 75.200USD).

Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển nhượng cổ phần

Bà Lê Hoàng Y và Công ty cổ phần truyền thông mạng V kháng cáo cho rằng ông T Konishi khởi kiện không đúng đối tượng vì bên chuyển nhượng trong hợp đồng là Công ty truyền thông mạng V. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, thực chất ông T Konishi nhận chuyển nhượng cổ phần từ bà Y và chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của bà Y tại ngân hàng A. Do đó, việc ông T Konishi khởi kiện yêu cầu bà Y hoàn trả tiền là đúng quy định. Bà Y và Công ty cổ phần truyền thông mạng V cho rằng việc không đăng ký tên ông T Konishi vào danh sách cổ đông là do lỗi của ông T Konishi nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh. Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử xét thấy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty cổ phần truyền thông mạng V. Tòa kết luận:

Một là, tuyên bốhợp đồng chuyểnnhượng cổ phần ký ngày 19/01/2010 giữa Công ty cổ phần truyền thông mạng V do bà Lê Hoàng Y đại diện với ông T Konishi là vô hiệu.

Hai là, bác yêu cầu của ông T Konishi về việc yêu cầu Công ty cổ phần truyền thông mạng V có trách nhiệm liên đới với bà Lê Hoàng Y trong việc hoàn trả lại tiền mua bán cổ phần theo hợp đồng mua bán cổ phần ngày 19/01/2010.

Ba là, bà Lê Hoàng Y có trách nhiệm hoàn trảcho ông T Konishi tiền bán cổ phần Của Công ty cổ phần truyền thông mạng V thuộc sở hữu của bà Lê Hoàng Y theo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 19/01/2010.

Từ phân tích bản án trên, có thể thấy, theo đúng quy định pháp luật thì bà Y và công ty X phải có trách nhiệm ghi nhận thông tin của ông T vào sổ cổ đông của công ty. Đồng thời ông T là người nước ngoài nên phải thông báo với phòng đăng ký kinh doanh về cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Trên thực tế, có nhiều hợp đồng chuyển nhượng đã hoàn thành về nghĩa vụ mua bán, thanh toán trong hợp đồng nhưng tư cách cổ đông vẫn chưa được thay đổi. Các bên khi tham gia giao dịch chuyển nhượng cổ phần phải chú ý thời điểm xác lập tư cách cổ đông đối với CTCP bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình.

2.3.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là giao dịch dân sự dựa trên nguyên tắc tự do định đoạt tài sản của chủ sở hữu là các cổ đông. Vì vậy sau khi thực hiện chuyển nhượng sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên. Trên thực tế, có nhiều tranh chấp do các bên sau khi chuyển nhượng đã vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ do thực hiện không đầy đủ, không đúng dẫn đến hợp đồng vô hiệu, giao dịch chuyển nhượng cổ phần không được thực hiện. Dưới đây là trường hợp tranh chấp do các bên vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần.

Vụ việc thứ nhất: Tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần giữa các thành viên Công ty cổ phần Sản xuất hàng xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu Đống Đa (Dasimex) năm 2015

Dasimex vốn là CTCP chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp nhà nước từ năm 1999. Giấy phép thay đổi lần thứ 4 thể hiện vốn điều lệ của Dasimex là 2,2 tỷ đồng, do bà Trần Tố Anh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Người đại diện Công ty. Dasimex có 9 cổ đông, trong đó nhiều người có quan hệ họ hàng.

Nguyên cớ xuất phát từ cuối năm 2014 - đầu năm 2015, khi cổ đông cá nhân là bà Phạm Thị Vinh nhận chuyển nhượng tổng cộng 20.496 cổ phần từ 4 cổ đông

khác là bà Trần Tố Anh (3.175 cổ phần), ông Đỗ Công Đoán (2.300 cổ phần), bà Hoàng Thị Thúy Hiền (1.420 cổ phần), bà Trần Thị Thoa (821 cổ phần). Các bên mới ký hợp đồng chuyển nhượng, chưa thanh toán tiền.

Ngày 30/5/2015, do bà Trần Tố Anh đi công tác nước ngoài nên ký giấy ủy quyền cho bà Phạm Thị Quế toàn quyền điều hành hoạt động Công ty.

Ngày 5/6/2015, bà Phạm Thị Vinh thực hiện chuyển nhượng cổ phần cho 2 con gái là bà Trần Phạm Bạch Dương (8.551 cổ phần) và bà Trần Phạm Việt Hà (4.400 cổ phần).

Nhờ việc được ủy quyền, bà Phạm Thị Quế ghi tên các cổ đông mới vào sổ đăng ký cổ đông, đồng thời xóa tên 4 cổ đông cũ. Mặt khác, bà Phạm Thị Vinh mang toàn bộ tài liệu, con dấu Công ty về nhà cất giấu.

Ngày 10/8/2015, bà Phạm Thị Quế và bà Phạm Thị Vinh ký biên bản họp Đại hội đồng cổ đông với thành phần 5 người, nhưng ký tên chỉ có bà Quế, bà Vinh. Ngày 25/8/2015, Phòng đăng ký kinh doanh số 2 Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội xác nhận thay đổi thông tin của Dasimex.

Đầu tháng 9/2015, bà Trần Tố Anh trở về nước và hủy giấy ủy quyền của bà Phạm Thị Quế, đồng thời tiếp nhận công việc. Khi tiến hành cuộc họp Hội đồng quản trị, bà Phạm Thị Vinh thừa nhận ký chuyển nhượng cổ phần cho 2 cổ đông mới.

Do quyền lợi bị ảnh hưởng, nhóm cổ đông cũ khởi kiện vụ việc tranh chấp thành viên công ty ra Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, đề nghị hủy toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vì bên mua là bà Phạm Thị Vinh vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Nguyên đơn cũng buộc Dasimex phải hủy tư cách cổ đông của các bà Phạm Thị Vinh, Trần Phạm Bạch Dương và Trần Phạm Việt Hà đối với số cổ phần trên, đồng thời khôi phục lại tư cách 4 cổ đông cũ.

Trình bày tại tòa, các bên cho biết, các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phiếu thu chỉ là hình thức. Viện dẫn quy định tại Khoản 3, Điều 87, Luật Doanh nghiệp 2005, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cho biết, cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại Khoản 2, Điều 86 của luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông và kể từ thời

điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Vinh và các nguyên đơn cũng thừa nhận không có việc thanh toán tiền. Như vậy, theo quy định pháp luật, việc chuyển nhượng cổ phần chưa hoàn thành. Bà Phạm Thị Vinh không được coi là chủ sở hữu hợp pháp của 20.496 cổ phần. Do các đương sự không cung cấp hợp đồng gốc, nên không có căn cứ xem xét các hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu do giả tạo.

Sau khi xem xét, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện, khôi phục tư cách cổ đông của các nguyên đơn. Đồng thời, tuyên hủy các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa bà Phạm Thị Vinh và các cổ đông cũ.

Qua phân tích vụ việc trên có thể thấy:

Thứ nhất, về nghĩa vụ của các bên sau khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần Vụ việc trên có nhiều điểm vi phạm pháp luật từ việc chuyển nhượng cổ phần đến lạm dụng việc được ủy quyền thực hiện quá quyền hạn. Nhưng quay lại bản chất mấu chốt chính là việc vi phạm thực hiện nghĩa vụ của các bên mà cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)