Các quy định về thủ tục và hình thức chuyển nhượng cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 44 - 48)

2.2.1. Các quy định về thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong CTCP được quy định như sau:

Thứ nhất, đối với việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập Một là, các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Hai là, tiến hành lập biên bản xác nhận vềviệcđãhoàn thành thủtục chuyển nhượng cổ phần.

Ba là, tổchức cuộc họpĐại Hội đồng cổ đông đểthông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

Bốn là, tiến hành chỉnh sửa, bổsung thông tin trong Sổ đăngký cổ đôngcủa công ty.

Năm là, tiến hànhđăngký thayđổi cổ đôngsáng lập theo quyđịnh.

Thứ hai, đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:

Một là, các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Hai là, tiến hành lập biên bản xác nhận vềviệcđãhoàn thành thủ tục chuyển

Ba là, tiến hành chỉnh sửa, bổsung thông tin trong Sổ đăngký cổ đông.

Bốn là, tiến hànhđăngký cổ đôngsởhữu từ5% tổng sốcổphần trởlên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).

Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, các bên cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, bên chuyển nhượng vẫn làngười sở hữu cổphần có liên quan chođến khi thông tin của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào Sổ đăng ký cổ đông. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua được ghi đúng, ghi đủ vào Sổ đăng ký cổ đông, kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của CTCP.

Thứ hai, cổ đông dự định chuyểnnhượng cổphần không có quyền biểuquyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Quy định này đảm bảo sự khách quan trong việc biểu quyết thông qua việc chuyển nhượng cổ phần trong CTCP.

Thứ ba, thông báo thayđổi thông tin cổ đôngsáng lập. [18]

Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây quy định người nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2014 quy định này đã được sửa đổi. Mặc dù nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng ba năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng những người nhận chuyển nhượng này cũng không được coi là cổ đông sáng lập trong công ty.

Ngoài ra, trước đây cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng phải thông báo với phòng đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên từ 10/10/2018 theo quy định mới của Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì với trường hợp này doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh chỉ cần lưu giữ hồ sơ nội bộ về chuyển nhượng cổ phần và thực hiện khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần.

[8]

Một lưu ý là khi cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng cổ phần, thông tin về cổ đông sáng lập đó vẫn được lưu trên hệ thống thông tin của công ty với toàn bộ thông tin ban đầu (bao gồm cả số vốn đã góp). Cổ đông mới nhận chuyển nhượng

không phải là cổ đông sáng lập của công ty do vậy thông tin về người đó sẽ không được lưu trữ trên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ lập danh sách cổ đông, sổ đăng ký cổ đông ghi nhận thông tin các cổ đông trong công ty.

Thứ tư, khai thuếTNCN do chuyểnnhượng cổphần

Cá nhân hoặc doanh nghiệp nộp thay phải làm thủ tục khai thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh việc chuyển nhượng nếu không muốn bị xử phạt (mức phạt dự kiến 2.500.000 VNĐ). Hồ sơ nộp tại cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp nơi có cổ đông chuyển nhượng cổ phần gồm có:

Một là, tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;

Hai là, bản chụp Hợpđồng chuyểnnhượng cổphần.

2.2.2. Hình thức chuyển nhượng cổ phần

Khoản 2 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về phương thức chuyển nhượng cổ phần thông thường như sau: “Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán”.

Như vậy, có hai phương thức để thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần, hoặc là thông qua hợp đồng chuyển nhượng theo cách thông thường, hoặc là thông qua giao dịch trên TTCK.

Chuyển nhượng trực tiếp thông qua hợp đồng chuyển nhượng được điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp và chuyển nhượng gián tiếp thông qua giao dịch trên TTCK được điều chỉnh bởi pháp luật chứng khoán.

Thứ nhất, thông qua hợp đồng chuyển nhượng

theo cách thông thường, nhưng không cụ thể hợp đồng gồm những nội dung bắt buộc nào. Vì vậy, căn cứ theo Luật Dân sự về những nội dung cơ bản của hợp đồng thì chuyển nhượng cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng cần tuân theo các quy định của pháp luật sau:

Một là, vềhồ sơchuyển nhượng cổphần

Để chứng minh tài sản là cổ phần thuộc sở hữu hợp pháp của mình, để giao dịch bằng hợp đồng có hiệu lực cần chuẩn bị thông tin cá nhân cũng như những giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể giao dịch.

Đối với cổ đông là cá nhân, hồ sơ chuyển nhượng cổ phần bao gồm: Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần; CMTND/CCCD của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; Sổ chứng nhận cổ phần của bên chuyển nhượng; Sổ chứng nhận cổ phần của bên nhận chuyển nhượng (nếu là cổ đông hiện hữu); Giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương hoặc công chứng (trong trường hợp người chuyển nhượng không trực tiếp đến làm thủ tục chuyển nhượng).

Đối với cổ đông là tổ chức, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần; Bản sao công chứng Đăng ký kinh doanh hiện hành (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng); Sổ chứng nhận cổ phần của bên chuyển nhượng; Sổ chứng nhận cổ phần của bên nhận chuyển nhượng (nếu là cổ đông hiện hữu); Quyết định hợp pháp của tổ chức về việc cho phép chuyển nhượng cổ phiếu; Giấy ủy quyền của tổ chức cho người đại diện giao dịch chuyển nhượng (nếu người thực hiện giao dịch không phải là đại diện của tổ chức đó).

Hai là, về thủ tục chuyển nhượng cổ phần: Thủtục chuyển nhượng cổ phần được tiến hành theo trình tự như sau:

Bước một, tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần (đối với những trường hợp cần sự chấp thuận của Đại Hội đồng cổ đông).

Bước hai, các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

chuyển nhượng cổ phần.

Bước bốn, tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Bước năm, tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định (đối với những trường hợp bắt buộc đăng ký thay đổi cổ đông).

Chỉ khi nào thực hiện xong đầy đủ các thủ tục trên thì việc chuyển nhượng cổ phần mới hoàn thành một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, đây là hợp đồng chuyển nhượng thông thường. Với việc chuyển nhượng bằng tặng cho thì phải dùng hợp đồng tặng cho, hoặc chuyển nhượng cổ phần khi cổ đông chết thì lại cần những hợp đồng cá biệt khác. Căn cứ xây dựng hợp đồng cá biệt theo điều chỉnh của pháp luật về dân sự.

Thứ hai, thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán

Việc chuyển nhượng thông qua giao dịch trên TTCK được quy định trong pháp luật về chứng khoán. Chuyển nhượng cổ phần trên TTCK được biểu hiện bằng việc mua bán cổ phiếu. Giao dịch này dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tự do giữa bên mua và bên bán, tuy nhiên việc mua bán diễn ra trên TTCK. Người mua cổ phần cần tìm hiểu kĩ về công ty mình mua cổ phần cũng như các vấn đề liên quan đến cổ phần mình định mua, các quyền và nghĩa vụ để tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)