Các quy định về loại hình doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ vận tải đa phương thức đò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 41 - 50)

Chủ thể kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức theo Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP bao gồm:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam;

- Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam;

- Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức.

2.1.5.1. Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

 Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là mô hình kinh doanh phổ biển ở nước ta, đa dạng về quy mô và hình thức sở hữu. Các doanh nghiệp ở nước ta có thể được phân chia theo các thành phần kinh tế ghi nhận trong các văn kiện chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc được phân chia theo hình thức và bản chất pháp lý của nó.

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Định nghĩa này đã bao hàm gần như đầy đủ các đặc tính của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bao gồm:

- Thứ nhất, là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và phải dưới một hình thức pháp lý nhất định. Luật Doanh nghiệp 2014 định nghĩa doanh nghiệp là tổ chức nói chung, các loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức pháp lý hay hình thức sở hữu đều được thành lập theo một thủ tục đăng ký thành lập tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải lựa chọn một mô hình tổ chức kinh doanh trong số những hình thức doanh nghiệp mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, nhà đầu tư có quyền thành lập nhiều doanh nghiệp với các hình thức pháp lý khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thứ hai, doanh nghiệp có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản và có sử dụng lao động làm thuê. Tên của doanh nghiệp do nhà đầu tư tự lựa chọn và phải tuân

theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải có trụ sở chính do chính chủ sở hữu của doanh nghiệp đó lựa chọn, đồng thời, doanh nghiệp phải có tài sản và được quyền sử dụng tài sản đó vào hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài các đặc điểm về tên riêng, trụ sở và tài sản, doanh nghiệp còn phải luôn có lao động làm thuê. Ngay cả những người bỏ vốn ra đầu tư thành lập công ty, với tư cách là chủ sở hữu hay thành viên sáng lập, nếu làm việc cho doanh nghiệp cũng được coi là người lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng khác hộ kinh doanh ở chỗ doanh nghiệp thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên.

- Thứ ba, mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là kinh doanh.

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức không phải là doanh nghiệp. Mục đích sinh lợi có thể được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động nhằm thu lợi nhuận với ý nghĩa kinh tế đơn thuân và cả những hoạt động sinh lợi khác không chỉ vì lợi ích kinh tế một cách trực tiếp. Song, xét dưới góc độ thực tiễn, mục tiêu chủ yếu của tất cả các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận. Đây cũng là một thuộc tính không thể tách rời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp được thành lập với mục dích thuần túy là kinh doanh thu lợi nhuận, cũng có doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ công ích, phục vụ lợi ích công cộng chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận. Những doanh nghiệp như thế có thể thấy trong số các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Trong các cách phân loại doanh nghiệp thì phân loại theo hình thức pháp lý là cách phân loại phổ biến nhất. Theo cách phân loại này, doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các hình thức: (i) công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên); (ii) công ty cổ phần; (iii) công ty hợp danh; (iv) doanh nghiệp tư nhân. Cần lưu ý, doanh nghiệp nhà nước không phải là một loại hình doanh nghiệp dưới góc độ hình thức pháp lý, mà dựa vào tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong công ty.

Theo quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế tại Điều 5 VBHN 03, nhà làm luật sử dụng “doanh nghiệp” nói chung, như vậy, pháp luật Việt Nam không giới hạn loại hình doanh nghiệp nào được quyền kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

- Doanh nghiệp tư nhân:

Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Khái niệm này giúp phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các hình thức kinh doanh khác. Những đặc điểm quan trong của loại hình doanh nghiệp này bao gồm chủ sở hữu, chế độ trách nhiệm, tư cách pháp lý và khả năng huy động vốn.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp một chủ. Chủ thể này dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự liên kết và chia sẻ với ai khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình10, trong đó có cả những tài sản mà người này đầu tư và kinh doanh trong doanh nghiệp và những tài sản không đưa vào kinh doanh. Khi hoạt động của doanh nghiệp làm phát sinh các khoản nợ thì chủ doanh nghiệp có trách nhiệm lấy tài sản, không phân biệt là tài sản trong doanh nghiệp hay tài sản khác trong khối tài sản của mình, để trả nợ cho các chủ nợ.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn với hai mô hình: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Công ty có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác, bao gồm những thành viên của công ty, và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; công ty có quyền nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân hay cá nhân mà góp vốn vào vốn điều lệ của công ty, tối thiểu là hai và tối đa là năm mươi thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình bằng tài sản của chính nó. Đồng thời, công ty cũng không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng.

Sự xuất hiện của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường. Dù thuộc sở hữu của một pháp nhân hay cá nhân, thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng đều có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi mức vôn mà chủ sở hữu cam kết đưa vào vốn điều lệ.

- Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là loại hình công ty có tư cách pháp nhân, do đáp ứng đủ các điều kiện đối với pháp nhân được quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 201511.

Công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào công ty.

- Công ty hợp danh:

11 Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân do thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015.

Công ty hợp danh có hai loại thành viên với quy chế pháp lý khác nhau, bao gồm: ít nhất hai thành viên hợp danh, là những cá nhân cùng tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình; có thể có thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty, nếu tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Như vậy, dù doanh nghiệp dù lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần đều có thể kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức. Quy định này của Việt Nam tương đối khác với quy định trong Luật Kinh doanh vận tải đa phương thức 2005 của Thái Lan. Cụ thể, Điều 1013 Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan ghi nhận các loại hình doanh nghiệp ở Thái Lan bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp hợp danh thông thường và doanh nghiệp hợp danh hữu hạn. Trong khi đó, Điều 40 Luật Vận tải đa phương thức 2005 của Thái Lan quy định doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn niêm yết hoặc không niêm yết.

 Hợp tác xã Việt Nam

Ngoài doanh nghiệp, theo Điều 5 VBHN 03, hợp tác xã cũng được phép kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức. Tổ chức kinh tế tập thể loại này được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, không được xem là một loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014.

Khác với loại hình doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp 2014 điều chỉnh, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác và xã hội cao. Trong hợp tác xã, tính hợp tác và xã hội được thể hiện rõ ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên.

Theo Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 định nghĩa, “hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. Hợp tác xã có những đặc điểm như sau:

- Thứ nhất, là tổ chức kinh tế mang tính hợp tác, tính tương trợ và tính xã hội. Đây là đặc điểm khác biệt giữa hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế do các thành viên tự nguyện liên kết với nhau vì nhu cầu, mục đích chung, thông qua hoạt động của hợp tác xã, thành viên giúp đỡ, hỗ trợ nhau thực hiện các hoạt động sản xuất kinh tế và là nơi để thành viên thể hiện tinh thần hợp tác, dân chủ, bình đẳng trong quản lý hợp tác xã.

- Thứ hai, sở hữu trong hợp tác xã là sở hữu tập thể. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của thành viên, thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, được hỗ trợ từ các nguồn khác phù hợp vơi qui định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu tập thể. Có thể thấy, tài sản của hợp tác xã cũng được hình thanh từ phần vốn góp của thành viên như công ty, nhưng tính chất sở hữu có sự khác nhau. Sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần là sở hữu chung, còn trong hợp tác xã là sở hữu tập thể. Do đó, việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản phải do tập thể quyết định. Chế độ sở hữu tập thể đã tạo ra sự kết hợp giữa lợi ích ca nhân và lợi ích tập thể cả về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

- Thứ ba, hợp tác xã có tư cách pháp nhân.

So với pháp luật Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc, việc quy định hợp tác xã cũng là chủ thể được phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là một điểm khác biệt. Nhưng đây là hình thức tổ chức kinh tế tập thể được Đảng và Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển ngay từ những năm đầu thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đồng thời, hợp tác xã còn tạo việc làm và thu nhập cho xã viên (nay được gọi là thành viên), người lao động, đồng thời góp phần đóng góp cho Ngân

sách nhà nước. Chính vì vậy, việc quy định hợp tác xã được tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, mặc dù khác biệt so với các quốc gia trong khu vực, nhưng phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng mở rộng các ngành nghề mà hợp tác xã được phép tiến hành, nhằm tạo điều kiện để hợp tác xã phát triển rộng rãi trên thực tế, đem lại lợi ích không chỉ cho thành viên hợp tác xã, mà còn cho cả Nhà nước và xã hội.

 Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam không phải là một loại hình doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải theo các hình thức sau đây:

- Thứ nhất, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, khi đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động và các điều kiện khác sẽ do Điều ước quóc tế mà Việt Nam là thành viên quy định;

- Thứ hai, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức kinh tế khác.

- Thứ ba, đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (PPP). Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

- Thứ tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Đây là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có thể hiện diện dưới các loại hình do pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh, thông qua các hình thức đầu tư khác nhau. Theo VBHN 03, các doanh nghiệp này đều được tiến hành kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)