Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện kinhdoanh dịch vụ vận tải đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 60 - 89)

vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam hiện nay

Từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, các yêu cầu về điều kiện kinh doanh nói chung và điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng được chuyển từ tiền kiểm sáng hậu kiểm. Cụ thể, Nghị định 144/2018/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP theo hướng bỏ đi điều kiện về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy định này góp phần đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.

Bên cạnh đó, việc cắt giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 3 ngày làm việc, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường cho doanh nghiệp. Theo thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong năm 2016, năm đầu tiên sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, đã có 13.904 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn hơn 110.000 tỷ đồng, tăng hơn 61% so với năm 2015 và tăng gần 80% so với năm 2014, khi Luật Doanh nghiệp 2014 chưa có hiệu lực15. Trong số các doanh nghiệp đăng ký mới năm 2016, có 1492 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải nói chung, trong đó, số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức chiếm hơn 70% [2, tr. 92].

Tuy nhiên, thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp vẫn còn phức tạp nên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng mất nhiều thời gian và phải thực hiện nhiều thủ tục.

Thứ nhất, về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

15 Bộ Kế hoạch và đầu tư, Số liệu thống kê về đăng ký doanh nghiệp,

Nhìn chung, để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như16:

(i) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;

(ii) Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);

(iii) Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập;

(iv) Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần).

Một trong những điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2014 là đơn giản hóa thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt, bỏ đi yêu cầu về các điều kiện kinh doanh. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký doanh nghiệp, vẫn phải tiến hành thêm thủ tục đăng ký cấp giấy phép kinh doanh. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp lại tiếp tục chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.

Không chỉ tốn kém về mặt thời gian, việc tiến hành thêm một thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đồng nghĩa với việc có thêm cơ quan có thẩm quyền tham gia vào thủ tục hành chính này. Theo Điều 6 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, Bộ Giao thông

vận tải là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Ngoài Sở Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, việc thành lập doanh nghiệp còn có thể liên quan đến các cá nhân tổ chức khác. Chẳng hạn, một trong những điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức là “có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo lãnh tương đương”17, do đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này phải có hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh. Chính quy định này làm cho doanh nghiệp phải mất thời gian, chi phí khi xin phép nhiều cơ quan liên quan để doanh nghiệp có thể đủ điều kiện về mặt pháp lý trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, về việc ghi nhận mã số ngành trong Hệ thống ngành nghề kinh tế

Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014 quy định không ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng theo quy định của Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp IV trong Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam như quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP trước đây. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp nhà đầu tư dự định đăng ký kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế hay kinh doanh có điều kiện nhưng không có trong mã ngành kinh tế. Nguyên nhân là do Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam vẫn chưa bao quát hết các ngành kinh tế. Vì thế dẫn tới hiện tượng doanh nghiệp cũng như cơ quan Nhà nước không biết xác định ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mã nào. Đây cũng là bất cập đặt ra đối với việc kinh doanh vận tải đa phương thức, nhất là vận tải đa

phương thức quốc tế. Vận tải đa phương thức quốc tế là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2014, nhưng trong Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam chưa có mã số ngành này, mà chỉ có mã số ngành logistics nói chung hoặc mã số ngành cho từng phương thức vận tải khác nhau. Do đó, cơ quan đăng ký kinh doanh gặp khó khăn trong việc ghi nhận mã số vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ ba, về thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Nghị định 87/2009/NĐ-CP cũng như Nghị định 144/2018/NĐ-CP không có hướng dẫn cụ thể về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà chỉ có quy định về việc thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh tại Điều 6, “nếu có thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trong thời hạn có hiệu lực, người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này để đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế”. Như vậy, trong trường hợp thay đổi các nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải áp dụng các thủ tục quy định chung trong Luật Doanh nghiệp 2014.

Thứ tư, về việc xin Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức

Trong khi Luật Doanh nghiệp 2014 có nhiều quy định mở theo hướng đơn giản, thuận tiện cho doanh nghiệp thì các Luật chuyên ngành, hoặc văn bản của các cơ quan quản lý lại “siết chặt” bằng các giấy phép con, quy định thủ tục rườm rà, phức tạp, hoặc ban hành trái thẩm quyền. Cụ thể, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai tầng điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh. Mỗi hoạt động này tương ứng với một ngành, nghề kinh doanh và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành. Do vậy, doanh nghiệp phải thỏa mãn điều kiện về khai thuế hải quan hay vận tải hàng hóa, đồng thời phải có cái “mũ” điều kiện của ngành Logistics nếu đăng ký kinh doanh theo tên này. Điều này là vô lý,

vừa không phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Đây chính là nguyên nhân gây khó khăn cho cho doanh nghiệp khi thực thi các quy định về điều kiện kinh doanh, đồng thời địa phương cũng mất cơ hội thu hút nhà đầu tư, kinh doanh và làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng.

Thứ năm, về việc thực thi pháp luật của cơ quan có thẩm quyền

Theo nghiên cứu “Khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản vẫn cao so với các nước trong khu vực ASEAN. Không chỉ chi phí chính thức có thể lượng hóa được mà cả các chi phí không chính thức, không tính toán hết được đang đè nặng vai doanh nghiệp, cản trở sự phát triển của cả nền kinh tế, dù đã có những nỗ lực lớn từ Chính phủ với thông điệp Chính phủ kiến tạo18. Thủ tục hành chính ở Việt Nam chưa bao giờ là lợi thế so với nhiều nước trên thế giới. So sánh với quốc tế và khu vực về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Chẳng hạn, ở Singapore, để thành lập một công ty ở Singapore chỉ cần thỏa mãn các điều kiện: một giám đốc chỉ định là người Singapore, một thư ký chỉ định người Singapore, một địa chỉ văn phòng ở Singapore và vốn điều lệ tối thiểu 1 SGD. Mọi thủ tục thành lập công ty đều có thể được thực hiện ngay cả khi ở ngoài lãnh thổ Singapore, trừ việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Tổng thời gian để thành lập doanh nghiệp là ba ngày làm việc, sau khi doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật19.

Khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh thường trả lại hồ sơ với các lý do như hồ sơ khai không đúng ngành nghề, dịch tên viết tắt không đúng..., do đó nhà đầu tư để “được việc” thường phải bỏ ra các chi phí không

18 D.A, “Giảm chi phí cho doanh nghiệp: Cần sự giám sát độc lập, khách quan”, Thời báo tài chính,

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2017-08-30/giam-chi-phi-cho-doanh-nghiep-can-su-giam-sat- doc-lap-khach-quan-47226.aspx;

19 Lê Nam, “Vì sao tôi mở công ty ở Singapore”, Tuổi trẻ Online, https://tuoitre.vn/vi-sao-toi-mo-cong-ty-o- singapore-1153531.htm

chính thức. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ kinh doanh không đủ năng lực chuyên môn cũng như thẩm quyền để thẩm định các nội dung đăng ký doanh nghiệp là đúng hay sai, vì thế dẫn đến nhiều sai sót khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Theo Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP, chủ thể được quyền kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và các doanh nghiệp của quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN hoặc quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức. Nhìn chung, điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế ở Việt Nam chủ yếu ở giai đoạn hậu kiểm. Các doanh nghiệp cần phải duy trì tài sản tối thiểu ở mức 80.000SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật. Đồng thời cần có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo lãnh tương đương. Riêng đối với doanh nghiệp của quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN hoặc quốc gia có ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức, doanh nghiệp không có nghĩa vụ duy trì tài sản tối thiểu, nhưng cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương cùng với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Những quy định này thể hiện sự nội luật hóa kịp thời các quy định của Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, đảm bảo hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp, không mâu thuẫn với các điều ước mà Việt Nam gia nhập, đồng thời, bắt kịp xu hướng pháp luật của khu vực. So với Nghị định 87/2009/NĐ-CP, Nghị định 144/2018/NĐ-CP đã giảm bớt một số điều kiện cho phù hợp với xu thế hiện tại ở Việt Nam, khi đưa các điều kiện kinh doanh về giai đoạn hậu kiểm. Mặc dù tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục, giấy tờ, nhưng lại thiếu đi điều kiện quan trọng như vốn điều lệ, vốn giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tài chính của mình cũng như tạo ra một mức giới hạn để doanh nghiệp không quá chủ quan khi gia nhập thị trường tiềm năng này.

Tuy nhiên, quy định như tại Nghị định 87/2008/NĐ-CP cũng như Nghị định 144/2018/NĐ-CP còn mang tính chung chung, chưa được giải thích rõ ràng. Do đó, cần thiết phải có các quy định mang tính hướng dẫn, cụ thể hóa nhằm định hướng cho việc

áp dụng pháp luật một cách chính xác trên thực tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

Đồng thời, các thủ tục thực hiện việc đăng ký kinh doanh nói chung, đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức nói riêng, xin giấy phép kinh doanh, sự thiếu hoàn chỉnh của Hệ thống ngành nghề kinh tế cùng với ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật cũng tạo nên không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Với doanh số hàng tỷ USD, dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện không cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường này. Hiện nay, nguồn lợi lớn từ dịch vụ logistics đang thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ là các nhà thầu phụ. Theo thống kê, các doanh nghiệp tham gia phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay khoảng 800 doanh nghiệp, trong đó, đa phần quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực. Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 được ban hành đã gia tăng đáng kể số doanh nghiệp được thành lập mới và số vốn đưa vào thị trường, trong đó có số lượng doanh nghiệp kinh doanh logistics và kinh doanh vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự thiếu hoàn chỉnh của một số quy định pháp luật. Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng của ngành logistics nói chung và vận tải đa phương thức nói riêng, cần phải nhận ra được những mặt còn hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp hoàn chỉnh pháp luật cũng như áp dụng pháp luật có hiệu quả trên thực tế.

Chương 3

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam hiện nay

3.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, người làm công tác thực tiễn trong giới luật học đã thừa nhận quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm bốn bộ phận, nói cách khác, có bốn trụ cột trong cấu trúc hệ thống pháp luật, đó là: 1) hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; 2) các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật; 3) tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 60 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)