dịch vụ vận tải đa phương thức như:
2.1.6.1. Giấy phép kinh doanh
Trước khi Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP được ban hành, chủ thể kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế14. Vào thời điểm Nghị định 87/2009/NĐ-CP được ban hành, Luật Doanh nghiệp 2005 đang có hiệu lực áp dụng. Mặc dù Luật Doanh nghiệp
12 Ngoài công ước trên, thế giới còn có Quy tắc UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức, số phát hành 48, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1992. Tuy nhiên, bản quy tắc này chủ yếu quy định về chứng từ vận tải đa phương thức, đồng thời là một quy phạm pháp luật tùy ý, do đó không đề cập đến khi nghiên cứu về chủ thể được quyền kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.
13 Theo công bố của Liên hiệp quốc, đến nay, các quốc gia đã phê chuẩn Công ước này bao gồm: Burundi, Chile, Georgia, Lebanon, Liberia, Malawi, Mexico, Morocco, Norway, Rwanda, Senegal, Venezuela, Zambia.
2005 không có định nghĩa về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có thể hiểu, đây là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp, không quan trọng loại hình nào đều được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh, tên doanh nghiệp được đặt theo quy định pháp luật, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 5 Điều 25 Luật Doanh Nghiệp 2005, ngành nghề kinh doanh là một trong những nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, chủ thể kinh doanh có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ vận tải đa phương thức và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó ghi nhận kinh doanh ngành nghề vận tải da phương thức.
Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh còn cần phải có Giấy phép kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện tại, dù giấy phép kinh doanh được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề, nhưng vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào về giấy phép kinh doanh được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Trần Hữu Huỳnh, giấy phép kinh doanh là các loại giấy tờ, chấp thuận bằng văn bản hoặc dưới hình thức khác mà doanh nghiệp phải xin cơ quan quản lý nhà nước trước khi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập ban đầu [26, tr.8]. Theo TS. Bùi Ngọc Cường, giấy phép kinh doanh là chứng thư pháp lý do Nhà nước cấp cho một số chủ thể nhất định khi có đủ điều kiện mà Nhà nước đặt ra [11, tr. 106]. Theo quan điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định [13, tr. 104]. Như vậy, tổng hợp từ các cách định nghĩa nêu trên, có thể hiểu “Giấy phép kinh doanh là loại điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hình thức văn bản do Nhà nước cấp cho một số chủ thể nhất định khi họ đáp ứng những điều kiện mà Nhà nước đặt ra. Giấy phép kinh doanh là một trong
những cơ sở pháp lý cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện” [44, 29].
Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải cấp theo mẫu quy định. Giấy phép này có giá trị năm năm kể từ ngày cấp. Nếu trong thời hạn này, có sự thay đổi một trong các nội dung thể hiện trong Giấy phép thì người kinh doanh vận tải đa phương thức cần làm thủ tục xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Như vậy, Giấy phép kinh doanh là một trong những điều kiện kinh doanh của vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, điều kiện này chỉ áp dụng đối với chủ thể kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Khi Nghị định 144/2018/NĐ-CP được ban hành sửa đổi các Nghị định về vận tải đa phương thức, vận tải đa phương thức nội địa không còn được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế đã có sự thay đổi. Mặc dù chủ thể kinh doanh sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh khi thỏa mãn các điều kiện luật định, nhưng điều kiện về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được loại bỏ, nhằm đơn giản hóa điều kiện kinh doanh dịch vụ này trên thực tế.
2.1.6.2. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ vận tải đa phương thức
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hoạt động trong một ngành nghề nào đó. Chứng chỉ hành nghề không phải giấy chứng nhận về chuyên môn của người hành nghề mà chỉ là công cụ để giám sát, thực hiện đạo đức của người hành nghề. Nhưng, để được cấp chứng chỉ hành nghề, cá nhân phải đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh, yêu cầu về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp là cần thiết. Đây là điều kiện ràng buộc để đảm bảo trong suốt quá trình kinh doanh, công ty có nghĩa vụ tuyển nhân viên, hoặc giám đốc có chứng chỉ
hành nghề nhằm tuần thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như tăng tính chịu trách nhiệm của cá nhân và doanh nghiệp.
Hiện nay có khoảng 30 ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề trước khi tiến hành kinh doanh, được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, vận tải đa phương thức không phải là một ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề. Nghị định 87/2009/NĐ-CP cũng như Nghị định 144/2018/NĐ-CP không quy định chứng chỉ hành nghề là một trong những điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.
2.1.6.3. Vốn pháp định kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2004 có định nghĩa về vốn pháp định như sau: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp.”. Tuy nhiên, khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, việc xác định vốn pháp định đã được lượt bỏ với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Nhưng, đối với một số ngành nghề cụ thể, vẫn quy định rõ vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định có những đặc điểm như sau:
- Vốn pháp định được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể;
- Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành;
- Trong suốt quá trình kinh doanh, vốn sở hữu của doanh nghiệp không được thấp hơn số vốn pháp định;
Đối với kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, Nghị định 144/2018/NĐ- CP không quy định vốn pháp định là điều kiện kinh doanh, thay vào đó, nhà làm luật quy định “tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật”.
Dưới góc độ kinh tế, tài sản là tất cả các nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó,
được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế. Tài sản có thể được phân thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Tài sản ngắn hạn là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn trong vòng mười hai tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và thường xuyên thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dung. Trong doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và những khoản tương đương tiền; đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
- Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, luận chuyển và thu hồi dài (hơn mười hai tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh), ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định (hữu hình và vô hình); đầu tư tài chính dài hạn; các khoản phải thu dài hạn; bất động sản đầu tư và tài sản dài hạn khác.
Ở góc độ luật học, cụ thể là pháp luật doanh nghiệp, mỗi loại hình doanh nghiệp có chế độ tài sản khác nhau. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, tài sản của công ty độc lập với tài sản của cá nhân góp vốn. Tài sản này không chỉ có vốn điều lệ mà còn các tài sản khác bao gồm:
- Tài sản mà các cổ đông, thành viên chuyển quyền sở hữu cho công ty, có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ…
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty: trong quá trình hoạt động, tồn tại của doanh nghiệp, do nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp mua, nhận chuyển nhượng… nhiều loại tài sản, ví dụ nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu.
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh: Khi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh, đàm phán, kí kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước những điều kiện có
lợi cho công ty… đây là những hoạt động phát sinh lợi nhuận và tạo ra tài sản. Số tài sản thu được này là tài sản công ty.
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, điều kiện kinh doanh được nhắc đến ở Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP là “tài sản”, thuật ngữ này khác biệt hoàn toàn với “vốn điều lệ”. Như đã đề cập, vốn điều lệ là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Trong khi đó, tài sản của công ty bao gồm cả vốn điều lệ và các tài sản khác như đã phân tích. Như vậy, việc nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “tài sản” rất khó xác định, định giá giá trị trên thực tế. Hơn nữa, điều kiện này được pháp luật Việt Nam ghi nhận theo hướng là nghĩa vụ duy trì hoạt động kinh doanh, thể hiện việc đưa các điều kiện kinh doanh về giai đoạn “hậu kiểm”, thay vì “tiền kiểm” như trước. Mặc đù đây là một sự tiến bộ nhưng lại thiếu đi quy định về cách xác định, tính toán tài sản, gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Nếu không áp dụng tài sản tối thiểu, Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP ghi nhận doanh nghiệp phải có bảo lãnh tương đương hoặc phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật. Quy định này đã xuất hiện trong Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức. Có vẻ như biện pháp bảo lãnh hoặc phương án tài chính thay thế sẽ đơn giản hơn việc xác định, định giá tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn còn đang bỏ ngỏ việc quy định chi tiết về hai phương pháp thay thế này.
Ngoài ra, Điều 43 Luật này còn quy định, người kinh doanh phải duy trì tài sản tối thiểu không thấp hơn 80000 SDR. Yêu cầu về tài sản tối thiểu chỉ xuất hiện như một nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải đảm bảo để duy trì hoạt động kinh doanh và phương pháp xác định tài sản sẽ dựa theo quy định của Bộ ngành có liên quan. Pháp luật Việt Nam khi quy định trong Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP cũng theo hướng này, chỉ ấn định nghĩa vụ duy trì tài sản tối thiểu trong quá trình kinh doanh, không quy định điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu.
Giá trị tiêu chuẩn mà Việt Nam sử dụng là SDR (Special Drawing Right) hay quyền rút vốn đặc biệt, tương tự như pháp luật Thái Lan. Đây là định dạng do Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sáng tạo ra cho các quốc gia thành viên, dùng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối nhà nước của mình, đồng thời, quốc gia thành viên cũng có thể dễ dàng sử dụng SDR để chuyển đổi và thu về “ngoại tệ tự do sử dụng” nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Về bản chất, SDR không phải là một loại tiền tệ cụ thể như đồng Đô la Mỹ (USD), đồng Yên Nhật (JPY) hay Nhân dân tệ (CNY hay Ren)… mà SDR được biết đến như một dạng tài sản dự trữ của quốc gia thành viên, một đơn vị quy đổi.
Tương tự với Việt Nam, pháp luật Thái Lan cũng sử dụng SDR khi quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức. Khác với Việt Nam và Thái Lan, pháp luật Ấn Độ không sử dụng SDR, mà sử dụng đồng tiền của quốc gia – rupee, khi xác định vốn điều lệ tối thiểu.
Nhìn chung, pháp luật các quốc gia trong khu vực đều ghi nhận về vốn điều lệ như là một điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không sử dụng vốn điều lệ, mà xác định doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dựa trên nghĩa vụ duy trì tài sản tối thiểu. Quy định này chính là sự nội luật hóa pháp luật của Việt Nam đối với những điều khoản trong Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, Thái Lan lại có quy định cụ thể cách tính toán tài sản tối thiểu còn Việt Nam lại thiếu sót quy định này. Điều này gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế, đặc biệt là việc tính giá trị tài sản của một doanh nghiệp.
2.1.6.4. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là sản phẩm được thiết kế với mục đích bảo vệ doanh nghiệp và cá nhân với các trách nhiệm dân sự do hành động vô ý dẫn đến bị kiện hoặc phải bồi thường thiệt hại với chi phí lớn. So với các loại hình bảo hiểm trách nhiệm tổng quát chỉ bảo vệ các rủi ro như thương tật hay thiệt hại tài sản, vật chất, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo vệ cụ thể hơn cho doanh nghiệp trong trường hợp
có sai sót gây thiệt hại về tài chính. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có ba đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, quy định hạn mức trách nhiệm cụ thể: Mức trách nhiệm bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ được thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba và chi trả những chi phí pháp lý liên quan như: phí y tế, phí kiện tụng, phí ngăn chặn rủi ro phát sinh thêm…
- Thứ hai, trách nhiệm bảo hiểm phải được xác định dựa trên tất cả các yếu tố: + Phải là hành động vô ý, sơ xuất: Người được bảo hiểm hoặc nhân viên của họ đã không cẩn trọng trong khi làm việc dẫn đến thiệt hại cho người khác mà họ phải đền bù theo quy định của pháp luật.
+ Sự kiện bảo hiểm phải xảy ra khi khách hàng cung cấp dịch vụ chuyên môn. + Hành động gây thiệt hại phải trong phạm vi ranh giới ngành nghề chuyên môn đã được nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Gây thiệt hại cho bên thứ ba có mối quan hệ độc lập với người được bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường khi người được bảo hiểm