Đặc điểm tình hình tỉnh Thanh Hóa nói chung và Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Đặc điểm tình hình tỉnh Thanh Hóa nói chung và Tòa án nhân dân

dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng

2.1.1. Đặc điểm tình hình

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ, với diện tích 11.1114,6km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Phía Bắc tiếp giáp 03 tỉnh gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km; phía Nam tiếp giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km; phía Đông tiếp giáp Biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km và phía Tây tiếp giáp tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 192km; Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước với 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương (bao gồm: 2 thành phố, 1 thị xã và 24 huyện), 635 xã, phường, thị trấn (trong đó có 573 xã xây dựng nông thôn mới) và 3.888 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó: 184 xã miền núi và 12 thị trấn miền núi). Theo Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Ban Chỉ đạo tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương công bố, dân số toàn tỉnh Thanh Hóa là 3.640.128 người, 979.951 hộ dân cư, đứng thứ 3 cả nước về dân số, gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Thái, Mường, Thổ, Dao, H’Mông, Khơ Mú.

Theo báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, mặc dù là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 6,08% (đây là mức tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ); quy mô nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã đứng thứ 8 cả nước và từng bước trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc [34, tr1].

Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến rõ nét; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

2.1.2. Đặc điểm tình hình, tổ chức, biên chế của Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa

Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa được thành lập và hoạt động theo Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946, ở giai đoạn này cơ cấu Thẩm phán được Chính phủ bổ nhiệm, cấp huyện có 01 Thẩm phán, 01 Lục sự; cấp tỉnh có Chánh án, Biện lý, Dự thẩm và Lục sự, các Tòa án từng bước đi vào hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, đội ngũ cán bộ Tòa án phần lớn chưa được đào tạo qua trường lớp.

Trong 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, mà trực tiếp là Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, TAND Tối cao, TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa không ngừng lớn mạnh và trưởng thành trong từng thời kỳ cách mạng, xứng đáng là một cơ quan nòng cốt của các huyện; phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ, biên chế được phân bổ của TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa có 406 cán bộ, công chức và lao động hợp đồng. Ttrong đó: Cấp tỉnh là 65 người gồm 59 công chức (13 thẩm phán), 06 lao động hợp đồng; cấp huyện là 341 người gồm 287 công chức (118 thẩm phán), 54 lao động hợp đồng.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 27 TAND cấp huyện (trong đó có 11 huyện miền núi); biên chế đến ngày 30/12/2020 là 344 công chức, trong đó: Cấp tỉnh có 60 người (14 thẩm phán); cấp huyện có 284 người (111 thẩm phán).

Về trình độ chuyên môn, đối với các chức danh tư pháp trong TAND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa số cán bộ có bằng Đại học Luật đạt tỷ lệ 91.2%, trong đó có 15 đồng chí có trình độ Thạc sĩ các chuyên ngành luật.

Về trình độ chính trị, 75 đồng chí (đạt 25%) lãnh đạo TAND cấp huyện và cán bộ có chức danh tư pháp tại TAND các huyện đều có trình độ Trung cấp chính trị trở lên. Để nâng cao trình độ chính trị cho công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, TAND các huyện chú trọng đến việc cử công chức theo học các lớp chính trị trung cấp, cao cấp.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức trong TAND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thẩm phán là nhân vật trọng tâm trong hoạt động xét xử đã thường xuyên tu dưỡng tự rèn luyện mình, giữ chuẩn mực đạo đức thanh liêm, chính trực, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đưa ra những phán xét công minh.

Về cơ sở vật chất: TAND cấp huyện đã được cấp trên đầu tư xây dựng trụ sở , bố trí cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, hiện đại cho phòng xét xử, bố trí vị trí chỗ ngồi của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, đặc biệt là quy định về trang phục xét xử của Thẩm phán theo từng cấp đã tạo được sự uy nghiêm nơi công đường xử án, xứng đáng là nơi đưa ra những phán xét công bằng, công khai, minh bạch. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án được đẩy mạnh.... Nhìn chung cơ sở vật chất về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu công tác.

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức TAND 2014.

Điều 44 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định, TAND cấp huyện có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Đánh giá chung, trong những năm qua, TAND cấp huyện, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung cao độ, tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết một lòng, chú trọng áp dụng sáng kiến kinh

nghiệm, giải pháp công tác vào công tác chuyên môn, đổi mới tác phong làm việc. Kết quả đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)