Thực trạng người nghiện ma túy, công tác cai nghiện ma túy trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.Thực trạng người nghiện ma túy, công tác cai nghiện ma túy trên địa

trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Với dân số đông, vị trí địa lý thuận lợi cùng với chính sách thu hút đầu tư, những năm qua, Thanh Hóa đã thu hút số lượng lớn dân nhập cư đến sinh sống và làm việc. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nhiều yếu tố phức tạp, trong đó có tình trạng nghiện ma túy đang ngày càng khó kiểm soát và gia tăng mạnh trên địa bàn các huyện trong tỉnh; số người nghiện, sử dụng ma túy ở ngoài cộng đồng còn nhiều, các đối tượng nghiện ma túy lợi dụng nhà nghỉ, nhà trọ, vùng địa hình phức tạp để mua bán và sử dụng ma túy... Thanh Hoá hiện có 7.468 người nghiện ma tuý có hồ sơ (trong đó có 6.778 người nghiện đang sống ngoài cộng đồng, 576 người đang cai nghiện tại cơ sở cai nghiện của tỉnh, 160 người nghiện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Công an tỉnh), có ở cả 27/27 huyện thị, thành phố và xã, phường, thị trấn [29].

Chất ma túy được sử dụng trái phép có xu hướng chuyển dần từ heroin sang ma túy tổng hợp. Nguy hiểm hơn là xuất hiện một số loại ma túy mới, trong đó có loại ma túy không nằm trong danh mục các loại ma túy do Chính phủ quy định. Tình trạng nghiện ma túy tổng hợp, nhất là ma túy đá gia tăng do phần lớn thanh thiếu niên nhận thức sai lệch về việc sử dụng ma túy đá sẽ không gây nghiện mà không biết rằng trong khi ma túy tổng hợp, nhất là ma túy đá, thường tạo ra ảo giác mạnh và kéo dài, đối tượng sử dụng không kiểm soát được nhận thức và hành vi, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật, gây hệ lụy lớn cho gia đình và xã hội. Hiện nay số người nghiện ma tuý tổng hợp dạng đá trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.017 người, chiếm 15,1% tổng số người nghiện ma tuý toàn tỉnh [29].

Hai thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn là địa bàn có nhiều đối tượng nghiện nhất. Sỡ dĩ như vậy vì đây là khu hành chính, du lịch nghỉ dưỡng tập trung đông dân cư, tại đây có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke, giao thông thuận lợi; tiếp theo là Quan Hóa, Hoằng Hóa, Nông Cống, Triệu Sơn, Tĩnh Gia...; đối tượng sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa; thành phần người nghiện ma tuý đang sống ngoài xã hội đa dạng bao gồm học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, công nhân, nông dân và số lao động tự do là 4.561 người chiếm 67,75% [29].

Biểu đồ độ tuổi áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % Người Người 225 2705 3802 % 3.34 40.18 56.48 16-18 18-30 Trên 30

Công tác cai nghiện ma túy ở các địa phương đã được các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện ở các cấp. Nhiều văn bản chỉ đạo sát sao về công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được ban hành, đưa công tác phòng chống ma túy nói chung, cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy nói riêng vào các Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chỉ đạo xây dựng các mô hình cai nghiện và quản lý sau cai, xã hội hóa công tác cai nghiện; phát động toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ, quản

lý, hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; đẩy mạnh công tác xây dựng đơn vị không có tệ nạn ma túy, mại dâm...

Tất cả các huyện, xã, thị trấn đều thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS; nhiều địa phương đã quan tâm, chỉ đạo, có cách làm sáng tạo, năng động, đầu tư mạnh mẽ các nguồn lực cho công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh, huyện, Ban Chỉ đạo 138 và các sở, ngành, trong đó có TAND cấp huyện đã ban hành trên 200 văn bản các loại để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng và bắt buộc. Công an các cấp đã chủ động điều tra, nắm tình hình người nghiện và phối hợp với các lực lượng có liên quan lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, mở hồ sơ quản lý người sử dụng ma túy, từ đó đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều kế hoạch, đề án trong quản lý người nghiện ở địa bàn cư trú.

Các cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng của học viên, kịp thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm nội quy, quy chế để giáo dục răn đe các học viên khác. Công tác cai nghiện được đổi mới theo hướng đa chức năng vừa cai nghiện bắt buộc, vừa cai nghiện tự nguyện, vừa điều trị thay thế bằng Methadone và vừa có một phần làm cơ sở xã hội tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Toà án và kết nối các dịch vụ điều trị tại cộng đồng. Tính đến ngày 10/4/2021, các cơ sở cai nghiện ma tuý đã điều trị cai nghiện cho 786 người, trong đó số tiếp nhận, điều trị cai nghiện mới là 107 người (bao gồm 41 người cai nghiện tự nguyện, 76 người cai nghiện bắt buộc). Số hết thời hạn cai nghiện trở về cộng đồng là 102 người. Ngoài ra, Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 đang tổ chức điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 109 người [29].

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn đang còn nhiều khó khăn, vướng mắc; chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đó là: Việc tổ chức thực hiện các biện pháp liên quan còn chưa đồng bộ; công tác cai nghiện phục hồi chưa được một số địa phương thực sự quan tâm; việc lập thủ tục hồ sơ thời gian đầu còn lúng túng; các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành, nhất là đưa các đối tượng đi cai nghiện bắt buộc về trình tự, thủ tục hồ sơ, biểu mẫu chưa có hướng dẫn cụ thể và thống nhất chung dẫn đến phương pháp lập hồ sơ của từng địa phương, đơn vị khác nhau nên khi chuyển hồ sơ đến tòa án gây khó khăn trong việc xem xét tính hợp pháp của hồ sơ, một số hồ sơ tòa án phải trả do chưa đủ điều kiện; quá trình xem xét, giải quyết tại tòa án đối với những đối tượng đưa đi cai nghiện bắt buộc có nơi cư trú ổn định gặp nhiều khó khăn trong công tác tống đạt, giao nhận các văn bản tố tụng do các đối tượng này thường vắng mặt tại gia đình… việc thiết lập hồ sơ chưa chặt chẽ và khi tiếp nhận hồ sơ, tòa án phải đến địa phương để truy tìm đối tượng để có cơ sở xem xét. Chính quyền địa phương và gia đình không quan tâm đến việc này nên gây khó khăn cho công tác của tòa án. Các đối tượng khi nắm được thì bỏ trốn, không có mặt tại phiên họp, thậm chí không chấp hành Quyết định nên nhiều đối tượng vẫn chưa đưa đi cai nghiện bắt buộc được...

Nhìn chung công tác cai nghiện trong những năm qua đã được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện. Mặc dù tỷ lệ tái nghiện còn cao song được nhân dân đồng tình ủng hộ, người nghiện được động viên, quan tâm. Các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ người cai nghiện ngày càng được tăng cường như: Thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe, tư vấn chống tái nghiện và hỗ trợ học nghề, tạo việc làm thông qua chương trình xóa đói giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn... từ đó giúp cho nhiều người nghiện quyết tâm cai nghiện, vươn lên trở thành công dân có ích cho xã hội, tình hình TTATXH được củng cố...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 50)