Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân

nhân dân cấp huyện trong áp dụng về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

3.3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nội bộ đơn vị trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Để biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện nhanh gọn và có hiệu quả thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp này là một việc làm hết sức cần thiết. Chủ trương lãnh đạo của các cấp chính quyền, cấp ủy trên địa bàn phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước; đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để có những chỉ đạo đúng đắn. Công tác này đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành trên địa bàn; cơ quan có thẩm quyền phải bám sát vào tình hình thực tế của địa phương, đưa ra quy định, hướng dẫn phù hợp.

Đối với các trường hợp pháp luật về XLHC không quy định hoặc quy định chưa cụ thể, rõ ràng thì Chánh án TAND huyện phải có sự chỉ đạo Thẩm phán, Thư ký thụ lý vụ việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan đề ra giải pháp để thống nhất giải quyết vấn đề.

3. 3.2. Tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng công tác xét xử nói chung, công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào sơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng

Chánh án và cán bộ, công chức TAND cấp huyện cần quán triệt, xác định việc nâng cao chất lượng xét xử là nhiệm vụ chính trị quan trọng của đơn vị; cần tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo quyết liệt đơn vị thực hiện đồng bộ công tác trọng tâm theo chỉ thị được ban hành từng năm của Chánh án TAND tối cao.

Thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp trên sẽ bảo đảm các phán quyết của Tòa án chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đảm bảo quyền con người, quyền công dân; không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm cũng như gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các hồ sơ, khắc phục về cơ bản việc để các hồ sơ quá hạn luật định; tỷ lệ các quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án giảm.

3.3.3. Tăng cường công tác đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật trong quá trình xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong phiên họp, Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

TAND cấp huyện phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm; Chánh án TAND huyện cần tập trung giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư ký để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn phiên họp. Quá trình xem xét, áp dụng biện pháp XLVPHC, đối với những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhưng chưa có Nghị quyết hướng dẫn, thì Thẩm phán được giao thụ lý vụ việc cần đổi mới, linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật theo hướng áp dụng quy định trong các “Tập giải đáp vướng mắc nghiệp vụ” do Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành, làm cơ sở xem xét, quyết định.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của TAND tối cao, thời gian qua, các phiên họp của TAND cấp huyện đã được tổ chức tốt hơn. Việc tranh tụng được chú trọng, không hạn chế thời gian dành cho tranh tụng, tôn trọng và đảm bảo cho các bên tham gia đưa ra chứng cứ và trình bày hết các ý kiến của mình; trên cơ sở kết quả tranh tụng, Thẩm phán đưa ra các phán quyết đúng pháp luật, được dư luận xã hội ủng hộ. Các Thẩm phán thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp và thực hiện đúng nguyên tắc độc lập trong xét xử; chú trọng thực hiện hết các thẩm quyền theo quy định của pháp luật để đảm bảo giải quyết tốt vụ án.

TAND cấp huyện cần phân công các thẩm phán thụ lý hồ sơ giàu kinh nghiệm để xem xét thụ lý khách quan, chính xác; quá trình thực hiện nhiệm vụ cần rà soát kỹ việc lập hồ sơ, quyết định áp dụng biện pháp XLHC để tránh trường hợp bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.

3.3.4. Kiện toàn, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán công chức có trách nhiệm trong việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là điều hết sức cần thiết. Cán bộ là nhân tố quan trọng có vai trò chính trong việc xem xét, quyết định áp dụng pháp luật.

Với khối lượng công việc lớn, nhưng hiện nay biên chế của TAND cấp huyện lại quá ít, chưa đủ số lượng theo quy định. Do vậy, TAND huyện cần tham mưu cho Tòa án các cấp sắp xếp tổ chức bộ máy đủ về số lượng, bảo đảm được chất lượng. Đồng thời, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh theo tinh thần cải cách tư pháp.

Cùng với việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng định kỳ, lãnh đạo TAND huyện cần khuyến khích cán bộ, công chức trong đơn vị tự học tập, trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là việc tự học thông qua hoạt động rút kinh nghiệm các phiên họp; qua đó giúp các Thẩm phán nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị, cũng như khi tổ chức phiên họp; thông qua hoạt động rút kinh nghiệm sau phiên họp, Thẩm phán và những người tham gia sẽ học hỏi để nâng cao về kỹ năng xử lý các tình huống và điều hành phiên họp, cũng như trình độ nhận thức và áp dụng pháp luật.

Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc. Mỗi Thẩm phán phải thấm nhuần lời dạy của Bác: “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, phải thực sự công minh, chính trực, đặt lợi ích của nhân dân, của Nhà nước lên trên hết, tuyệt đối tuân thủ những quy định của hiến pháp và pháp luật, với tinh thần thượng tôn pháp luật, khách quan, không thiên vị, tư lợi cá nhân. Quán triệt và thực hiện tốt “Bộ Quy tắc về chuẩn mực đạo đức và ứng xử của Thẩm phán” làm cơ sở để tự rèn luyện, cơ quan quản lý đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và nhân dân, xã hội giám sát hoạt động của các Thẩm phán.

3.3.5. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cho người dân hiểu về tác hại của ma túy; đặc biệt cần quan tâm nhiềuhơn tới lứa tuổi thanh, thiếu niên để giảm số lượng người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức các phiên họp giả định, các buổi nói chuyện tại các trường học về vấn đề ma túy cũng như việc áp dụng biện pháp XLHC để nâng cao nhận thức cho lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ, tư vấn xã hội, pháp lý và chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy với sự tham gia của Tòa án, hướng tới mô hình “Tòa hỗ trợ cai nghiện ma túy”, nhằm tăng cường kết nối giữa các cơ quan về tư pháp, hành pháp, y tế, xã hội để hỗ trợ, giám sát người nghiện ma túy, giúp họ tuân thủ điều trị và cai nghiện hiệu quả.

Lãnh đạo các cơ quan chức năng cần tăng cường phân công nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền cho cơ quan và đơn vị có liên quan; định kỳ hàng quý, hoặc khi có sự việc phát sinh cần họp liên ngành giữa các đơn vị có liên quan để cùng bàn bạc, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong quá trình này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải có mối liên hệ chặt chẽ để vụ việc được giải quyết nhanh chóng, tránh trường hợp chậm trễ gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các đối tượng.

3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Hiện nay thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc giao cho TAND cấp huyện, thẩm quyền lập hồ sơ được giao cho Chủ tịch UBND cấp xã với sự hỗ trợ của Công an xã. Chính vì vậy, trong quá trình thụ lý các hồ sơ đề nghị, Thẩm phán được phân công cần thường xuyên giám sát, kiểm tra quá trình lập hồ sơ để tránh được những vi phạm của những người áp dụng pháp luật và những sai sót của các cơ quan có liên quan; cần tập trung kiểm tra tài liệu trong hồ sơ; thời hiệu áp dụng; thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc thẩm quyền của TAND trong những năm qua được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế áp dụng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do các quy định của pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo hay chưa cụ thể; tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, việc đề ra các giải pháp để hoàn thiện áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện là điều cần thiết và phải được tiến hành một cách có hiệu quả, đồng bộ, khoa học; góp phần giải quyết kịp thời tình trạng người nghiện ma túy đang ngày hàng gia tăng hiện nay, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự; giúp người nghiện trở thành người có ích cho xã hội và còn góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân và toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả và là một trong những quyết định kịp thời, sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong công tác đẩy lùi tội phạm cũng như khám chữa bệnh cho các đối tượng bị nghiện. Nhận thức được vai trò quan trọng và to lớn của biện pháp, luận văn đã đi sâu vào phân tích những vấn đề lý luận và pháp lý về áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nêu rõ bất cập của các quy định pháp luật hiện nay có ảnh hưởng đến quá trình áp dụng biện pháp và phân tích vấn đề cụ thể tại một số địa phương. Từ đó, nêu ra các giải pháp để hoàn thiện áp dụng biện pháp XLHC trên theo hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật và một số giải pháp cụ thể áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công an (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống ma túy, Hà Nội.

2. Bộ Công an (2018), Thông tư số 05/2018/TT-BCA quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, ban hành ngày 07/2/2018, Hà Nội.

3. Bộ LĐ – TB & XH (2020), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện năm 2020 và 5 năm 2016-2020; định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, Hà Nội.

4. Bộ LĐ – TB & XH (2014), Thông tư 14/2014/TT-BLĐTBXH, ngày 12/6/2014 ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5. Bộ LĐ – TB & XH (2019), Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, ban hành ngày 15/5/2019, Hà Nội.

6. Bộ LĐ – TB & XH (2020), Tài liệu Hội thảo chia sẻ về công tác cai nghiện ma túy, ngày 11/6/2020, Hà Nội.

7. Bộ LĐ – TB & XH (2018), Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập, ban hành ngày 10/12/2018, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo tổng kết thi hành Luật XLVPHC, ban hành ngày 08/01/2018, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 19/TT-BTP quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp

dụng các biện pháp XLHC đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, ban hành ngày 28/12/2015, Hà Nội.

10. Bộ Y tế, Bộ LĐ – TB & XH, Bộ Công an (2015), Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy, ban hành ngày 9/7/2015, Hà Nội.

11. Chính phủ (2012), Nghị định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, ban hành ngày 28/6/2012, Hà Nội.

12. Chính phủ (2013), Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, ban hành ngày 30/12/2013, Hà Nội.

13. Chính phủ (2012), Nghị định số 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, ban hành ngày 28/6/2012, Hà Nội.

14. Chính phủ (2016), Nghị định số 136/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, ban hành ngày 09/9/2016, Hà Nội.

15. Đào Thị Thu An (2011), “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo Luật XLVPHC”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20, tr.24-26.

16. Hội đồng Chính phủ (1977), Nghị định số 143/CP về Điều lệ xử phạt vi cảnh, ban hành ngày 27/5/1977, Hà Nội.

17. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh XLVPHC, ban hành ngày 30/11/1989, Hà Nội.

18. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (2015), Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp XLHC tại TAND, ban hành ngày 24/12/2015, Hà Nội.

19. Lê Thị Lan Phương (2017), Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

20. Phạm Tiến Thành (2014), Từ biện pháp XLHC đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Quốc hội (2000), Luật Phòng, chống ma túy, ban hành ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 89)