Đánh giá chung về thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.Đánh giá chung về thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ

lượng người nghiện và tái nghiện.

2.4. Đánh giá chung về thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Tính đến nay, biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện xem xét, quyết định đã được triển khai thực hiện hơn 9 năm trên phạm vi toàn quốc; thể hiện tính chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tinh thần thượng tôn pháp luật; bảo vệ quyền con người; mỗi người dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Đồng thời, việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với những người sử dụng trái phép chất ma túy còn góp phần cải thiện tình hình sức khỏe cho người nghiện ma túy; ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma túy; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; góp phần kiềm chế gia tăng người nghiện mới và tạo điều kiện cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Có thể nói đây là chế tài ưu việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa, mang đậm tính nhân văn, nhân đạo, cao cả, …

Áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện xem xét, quyết định trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

Thứ nhất, trong quá trình phát hiện và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cơ bản được thực hiện đúng theo quy trình pháp luật quy định, không bỏ qua giai đoạn nào, nên hầu hết các đối tượng sau khi phát hiện ra đã và đang có hành vi tái nghiện đều bị cơ quan có thẩm quyền đưa đi cai. Ngay khi thụ lý của Tòa án thì việc giao, tống đạt các văn bản tố tụng cho cơ quan và người bị đề nghị, mở phiên họp đúng thời hạn theo quy định pháp luật, việc xem xét áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện khách quan; việc quyết định áp dụng thời hạn được căn cứ trên cơ sở tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, hành vi vi phạm và nhân thân của người nghiện. Do đó các Quyết định ban hành không bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.

Thứ hai, với số lượng người nghiện đông và tình hình nghiện diễn biến phức tạp nên cơ quan Công an, Phòng LĐ - TB & XH và Tòa án cấp huyện đã phối hợp chặt chẽ, rút ngắn thời gian trong việc đưa người nghiện và cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không vi phạm pháp luật trong thời gian đợi Tòa án ban hành quyết định. Khi hồ sơ chuyển qua Tòa án đã được sắp xếp khoa học, gọn gàng, được đánh bút lục và lập danh mục tài liệu từng hồ sơ. Các hồ sơ được thiết lập cơ bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đối tượng áp dụng; thành phần hồ sơ; trình tự, thủ tục lập, kiểm tra, đối chiếu và xem xét hồ sơ; thời hạn, thời hiệu; sử dụng đúng biểu mẫu. Bên cạnh các tài liệu quy định tại Nghị định số 136/2016/NĐ-CP; cơ quan lập hồ sơ đã chọn lọc, bổ sung một số tài liệu cần thiết nhằm bảo đảm tính khách quan, dân chủ và toàn diện; nhờ vậy trong vòng 05 – 07 ngày kể từ ngày thụ lý, Tòa án huyện đã có thể ban hành quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thứ ba, các Thẩm phán được phân công xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC có kiến thức, hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục và hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

áp dụng đúng nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC; do đó không có việc phải từ chối, thay đổi thẩm pháp, Thư ký phiên họp; các quyết định áp dụng (hoặc không áp dụng) biện pháp XLHC của TAND cấp huyện luôn nhận được sự đồng tình, đánh giá cao; không có tình trạng khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.

Thứ tư, số người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc năm sau cao hơn năm trước; số người được tiếp cận với các dịch vụ cai nghiện tăng, hình thức cai nghiện đa dạng tại trung tâm, tại gia đình, cộng đồng. Đặc biệt số người cai nghiện tự nguyện so với trước đây tăng rõ rệt cũng đã góp một phần không nhỏ vào mục tiêu phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện, giải quyết được lượng lớn số người nghiện còn tồn tại ngoài cộng đồng; kiềm chế, không gia tăng số nghiện mới, giảm số người tái nghiện, tái phạm; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ngành Công an, Y tế, Tòa án, Tư pháp, LĐ - TB & XH đã phối hợp tốt trong công tác tham mưu cho UBND các huyện chỉ đạo các ngành có liên quan làm tốt công tác đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, góp phần phòng ngừa tội phạm.

Nguyên nhân đạt được:

Một là, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, các văn bản hướng dẫn liên quan được quy định rõ ràng, phân định rõ thẩm quyền cho các cơ quan; trong đó là việc thay đổi thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ UBND cấp huyện sang TAND cấp huyện là yếu tố lịch sử, phù hợp với Hiến pháp và tinh thần “cải cách tư pháp” ở nước ta.

Hai là, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn các huyện, đặc biệt là công tác, lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn nên những giải pháp để đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt, khắc phục những bất cập từ các văn bản hướng dẫn, bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Công tác cai nghiện được sự đồng lòng tham gia của hệ thống chính trị và của cả cộng đồng.

Ba là, các cơ quan được giao nhiệm vụ trong quá trình áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn huyện đã chủ động phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ và tránh trường hợp thời gian lập hồ sơ, xem xét, áp dụng biện pháp bị kéo dài ra. Trong những năm qua, các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thường xuyên tổ chức những cuộc họp rút kinh nghiệm khi có vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật XLVPHC và Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13; hàng quý luôn có những cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan để có những giải pháp hoàn thiện hơn công tác áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Bốn là, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đến công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ phụ trách công tác áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngoài các đợt tập huấn do UBND tỉnh tổ chức, UBND các huyện còn kết hợp với các cơ quan khác tổ chức các buổi tập huấn để giải đáp những vướng mắc trong quá trình áp dụng biện pháp, tìm cách giải quyết theo hướng linh động phù hợp với tình hình trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, phổ biến về áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở các xã, thị trấn đã được quan tâm đúng mức và triển khai đồng bộ.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế từ các quy định của pháp luật

Thứ nhất: Về đối tượng áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Theo quy định tại Điều 96 Luật XLVPHC, Nghị định số 136/2016/NĐ- CP ngày 30/10/2016 của Chính phủ có thể thấy, điều kiện trước tiên để áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc về độ tuổi của người nghiện ma túy phải từ đủ 18 tuổi. Nhưng thực tế hiện naysố người sử dụng ma tuý tổng hợp ngày càng tăng, đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên.

Vậy người nghiện ma túy chưa đủ 18 tuổi không thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy định nêu trên thì sẽ được điều chỉnh bởi quy định nào?

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định:

I) Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

II) Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ [21, 43, Điều 29].

Luật Phòng, chống ma túy cũng quy định thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với nhóm này là Chủ tịch UBND cấp huyện.

Tuy nhiên, tại khoản 1, Điều 96 của Luật XLVPHC chỉ quy định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên và thẩm quyền quyết định là TAND cấp huyện. Do vậy, việc áp dụng biện pháp với người dưới 18 tuổi nghiện ma túy sẽ thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy hay là Luật XLVPHC? Hiện nay, do có sự không thống nhất trong các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên nên các địa phương rất lúng túng trong việc xử lý đối tượng người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi, trong khi đây là nhóm đối tượng lẽ ra phải được quan tâm đặc biệt hơn, cần được cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý, chữa bệnh kịp thời, nếu để đến 6 năm sau mới áp dụng biện pháp XLHC đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi tại thời điểm bị nghiện thì tình trạng nghiện của đối tượng sẽ ngày càng nặng, khó chữa trị hơn.

Ngoài ra, theo Nghị định số 221 để áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì người nghiện phải đã được cai nghiện ma túy tại

cộng đồng hoặc bị đưa ra khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, nhưng theo Nghị định 136 thì không quy định điều kiện này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vậy khi nào thì áp các quy định của Nghị định 94 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng? Hay cứ bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện thì cho đi cai nghiện bắt buộc ngay mà không cần thiết phải áp dụng hình thức cai nghiện tự nguyện hoặc cai nghiện bắt buộc tại gia đình, cộng đồng? Nếu vậy, sẽ nảy sinh tình trạng người có thẩm quyền lập hồ sơ có thể có nhiều hướng xử lý khác nhau: hoặc là đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường áp dụng biện pháp cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc là đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Có ý kiến cho rằng điều này cũng gây khó khăn cho Tòa án trong việc có quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc hay không đối với trường hợp người nghiện ma túy chưa được áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Nghị định 94.

Thứ hai, về việc xác định nơi cư trú và nơi thường xuyên sinh sống

Nguyên nhân của sự thiếu thống nhất về việc xác định nơi cư trú của cá nhân trước hết là do các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này còn có sự khác nhau một cách cơ bản.

Luật XLVPHC năm 2012 với Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) chưa có sự thống nhất về việc xác định “nơi cư trú ổn định” của đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo khoản 1 Điều 96, Luật XLVPHC thì đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm 02 nhóm:

Những người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện.

Những người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định.

định là nơi người vi phạm thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống”. Như vậy, một công dân muốn được xác định có “nơi cư trú ổn định” thì phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện: (i) có đăng ký thường trú hoặc tạm trú; (ii) đang thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì xem như không có “nơi cư trú ổn định” và có thể bị áp dụng biện pháp “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” mặc dù chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Quy định này thể hiện sự nhân văn của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách cai nghiện đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này vào thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, đối với người nghiện ma túy “có nơi cư trú và đã cư trú lâu dài tại nơi đó nhưng không đăng ký thường trú hoặc tạm trú” thì sẽ giải quyết thế nào? Có đưa những đối tượng này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hay không?

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống” [25, Điều 40]. Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không căn cứ vào tiêu chí về yếu tố quản lý hành chính là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú khi xác định nơi cư trú của cá nhân.

Trong khi đó Luật Cư trú (được ban hành ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) lại quy định: (1) Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú,… Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú; (2) Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống” [28, Điều 12].

Như vậy, Luật Cư trú đã dựa vào hai tiêu chí song song đó là nơi thường xuyên sinh sống và nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để xác định nơi cư trú của công dân. Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định công dân có nghĩa vụ đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú để thực hiện việc quản lý nhân khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vì những lý do khác nhau mà nhiều công dân không đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Luật Cư trú đã có lý khi đưa ra giải pháp để xác định nơi cư trú của công dân “là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn” trong trường hợp họ không thực hiện thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

Như vậy có thể thấy rằng các văn bản pháp luật có liên quan đến việc xác định “nơi cư trú” đang có sự vênh nhau. Vậy, trong thực tiễn áp dụng, căn cứ xác định nơi cư trú để áp dụng biện pháp XLHC nên căn cứ vào quy định nào là đúng? Đây là một trong những bất cập cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 73)