Thực trạng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.Thực trạng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở ca

nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện Luật XLVPCH năm 2012, Nghị định số 221/NĐ-CP của Chính phủ, công tác áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều quả nổi bật, tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Trong những kết quả đó có đóng góp không nhỏ của hệ thống TAND cấp huyện, với thẩm quyền được pháp luật quy định, các đơn vị đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy trình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2.3.1. Thực trạng lập hồ sơ, xem xét và đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

2.3.1.1. Thực trạng lập hồ sơ

Đối với các biện pháp XLHC thuộc thẩm quyền quyết định của TAND cấp huyện, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện được áp dụng nhiều nhất, phù hợp với từng loại đối tượng, đúng thủ tục theo quy định của pháp luật, cơ bản phù hợp với thực tiễn và huy động được sự tham gia của cộng đồng xã hội. Theo báo cáo công tác thi hành pháp luật về XLVPHC 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 159 đối tượng, tăng 43,24% so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, xét tổng thể, trong khi số lượng người nghiện ma túy vẫn tiếp tục tăng lên, nhưng việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn còn hạn chế. Số lượng người bị nghiện ma túy đưa đi cơ sở cai nghiện chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số người nghiện trên toàn tỉnh. Như vậy có thể thấy đối tượng nghiện ma túy được đưa vào cơ sở cai nghiện tăng lên và số lượng người nghiện ngoài cộng đồng cũng giảm nhưng giảm

chậm. Số lượng người nghiện ngoài cộng đồng, người nghiện chưa bị phát hiện vẫn còn nhiều.

2.3.1.2. Thực trạng giai đoạn xem xét hồ sơ và đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

* Thực trạng về kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ

Thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện được quy đinh:

“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng LĐ - TB & XH cùng cấp” [12, khoản 2, Điều 12].

Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp XLHC đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: “Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và quy định tại các Mục 1, 2 và 3 Chương II của Thông tư này” [09, khoản 2 Điều 5].

Theo báo cáo của TAND tỉnh Thanh Hóa đánh giá chung, việc lập hồ sơ xem xét và đề nghị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của các đơn vị cơ bản bảo đảm được yêu cầu đề ra; tuy nhiên vẫn còn hồ sơ phải trả lại do chưa áp dụng đúng biểu mẫu; chưa xác định cụ thể nơi cư trú để áp dụng luật cho phù hợp... những hồ sơ bị trả lại đã được các đơn vị khẩn trương hoàn chỉnh, bổ sung, bảo đảm yêu cầu.

Thẩm quyền xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc Trưởng phòng LĐ – TB & XH được quy định như sau: “Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng LĐ - TB & XH đối chiếu hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 9 Nghị định này với nội dung văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện”

[12, khoản 1, Điều 13].

Thực tế hiện nay, trên địa bàn các huyện, Phòng Tư pháp, Phòng LĐ – TB & XH tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm tra tính pháp lý, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với số lượng lớn, thực hiện cùng một lúc, trong khi biên chế trung bình hiện nay của Phòng Tư pháp chỉ từ 03 – 05 người, Phòng LĐ – TB & XH từ 05 - 07 người và phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc vừa bảo đảm thời gian, vừa bảo đảm chất lượng thẩm định.

Luật XLVPHC năm 2020 không quy định các chức danh có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp XLHC, trong đó có biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được giao quyền cho cấp phó. Tuy nhiên, trong thực tế đã nảy sinh những khó khăn vướng mắc vì một số trường hợp các đồng chí được luật pháp giao thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp (Trưởng phòng) đi công tác hay nghỉ phép dài ngày không thể thực hiện thẩm quyền của mình trong thời hạn luật định. Điều này dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền lúng túng và thường chọn phương án giải quyết bằng cách đưa Phó Trưởng phòng ký rồi chuyển hồ sơ qua Tòa án huyện.

2.3.1.3. Thực trạng giai đoạn ban hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ

Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định: Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng của công dân và cơ quan công quyền trước TAND cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, tiến tới các chuẩn mực quốc tế về quyền con người theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, hạn chế việc ban hành quyết định áp dụng mang tính khép kín, đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật XLVPHC quy định chuyển thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp XLHC (đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) sang cơ quan tư pháp (TAND cấp huyện) là một cải cách lớn và có ý nghĩa rất sâu sắc. Điều này giúp tăng uy tín quốc gia trong việc bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, giúp doanh nghiệp gián tiếp hưởng lợi về đầu tư và việc tham gia các hiệp định thương mại; giảm khiếu nại, tố cáo; hiệu quả thi hành của quyết định áp dụng do đối tượng và gia đình bị áp dụng đồng tình với quyết định, tự nguyện thi hành cao hơn trước; tiết kiệm được chi phí nếu tránh được việc bị áp dụng sai pháp luật. Do đó để đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung tại những cơ sở cai nghiện bắt buộc thì chỉ khi nào có quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật thì mới có giá trị pháp lý, ngoài Tòa án thì không có cơ quan nào khác được quyền ra quyết định áp dụng đưa người nghiện vào cai nghiện tại những cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị của Phòng LĐ – TB & XH, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã triển khai nghiêm túc, chặt chẽ các trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp tại Tòa. 100% các hồ sơ đều được TAND tiếp nhận, mở sổ theo dõi, phân công Thẩm phán xem xét, thụ lý ngay, không có hồ sơ quá hạn theo luật định; bảo đảm các nguyên tắc được luật định. Đây là một trong những điểm nổi bật trong quá trình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi các ngành chức năng đã phối hợp rất tốt từ khi lập hồ sơ cho đến khi ban hành và thi hành quyết định.

Theo báo cáo của TAND tỉnh Thanh Hóa, trong giai đoạn 2014 – 2020, TAND các huyện đã thụ lý 1.133 hồ sơ; giải quyết 1.127 hồ sơ, đạt 99.4% (trong đó, quyết định áp dụng biện pháp XLHC 1.084 hồ sơ). Chỉ tính riêng trong năm 2019, có 152 đối tượng bị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2018. Các Quyết định của TAND cấp huyện ban hành đa số không bị cơ quan đề nghị, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, người đề nghị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị [32].

ĐVT: Người.

Nội dung phân loại

Về độ tuổi Về dân tộc Trình độ văn hóa Giới tính nữ 16 – 18 Trên 18 Kinh Khác THCS THPT Khác

Số lượng 04 1.080 992 162 146 147 791 05

Bảng phân loại đặc điểm đối tượng bị áp dụng biện pháp XLHV đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Bên cạnh đó những kết quả đạt được, từ năm 2014 đến năm 2020, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong quá trình giải quyết đã đình chỉ 42 hồ sơ, không áp dụng biện pháp XLHC 01 hồ sơ, 253 thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ vì hồ sơ đề nghị thiếu tài liệu chứng minh về nhân thân của người bị đề nghị [32].

Ví dụ: Ngày 03/01/2020, TAND huyện Thường Xuân đã thụ lý hồ sơ số 11/2019/TB-TLHS ngày 16/12/2019 đối với anh Vi Anh Thức, sinh ngày 25/12/1993; dân tộc: Thái; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; hộ khẩu thường trú: Thôn Dín, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; chỗ ở hiện nay: Không xác định; nghề nghiệp: Không có việc làm ổn định; là con ông Vi Ngọc Đoản và bà Cầm Thị Thêm; tiền án: Không; tiền sự: 01. Trong toàn bộ hồ sơ đều thể hiện Vi Anh Thức đã bị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 01 lần, nhưng trong hồ sơ đề nghị lại cơ quan đề nghị không cung cấp được Giấy chứng nhận về việc đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 quy định

“Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung tài liệu, chứng cứ trong các trường hợp sau đây: Khi tài liệu chứng minh hành vi vi phạm của người bị đề nghị, tài liệu về nhân thân, tình trạng sức khỏe của người bị đề nghị chưa rõ hoặc có mâu thuẫn mà không thể bổ sung, làm rõ tại phiên họp”. TAND huyện Thường Xuân đã phải ban hành thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ, cụ thể là Giấy chứng nhận về việc đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với Vi Anh Thức.

Với trường hợp nêu trên, chưa đến 02 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, TAND huyện Thường Xuân đã nhận được tài liệu, chứng cứ yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để ban hành quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện đối với Vi Anh Thức. Có thể thấy được thiếu sót trong quá trình lập hồ sơ và xem xét, đề nghị áp dụng của các cơ quan cần phải rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể như sau: Hiện nay các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc thường nằm cách rất xa trụ sở Tòa án; trước khi chuyển hồ sơ đến Tòa án có nhiều trường hợp nghiện ma túy nặng (ngáo đá) phải đưa vào cơ sở nghiện ma túy bắt buộc trước để cắt cơn giải độc, sau đó cơ quan lập hồ sơ và cơ quan đề nghị mới chuyển toàn bộ hồ sơ cho Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biệp pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Một ví dụ cụ thể đã được tiến hành giải quyết tại TAND huyện Thường Xuân nơi tác giả công tác đó là: Đối tượng Lương Xuân Quý, sinh ngày 19/8/1985; dân tộc: Thái; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 8/12; hộ khẩu thường trú: Thôn Ngọc Sơn, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; chỗ ở hiện nay: Không xác định; nghề nghiệp: Không có việc làm ổn định; là con ông Lương Xuân Hoà và bà Hà Thị Tư; tiền án, tiền sự: Không. Trong các ngày 01, 06 và 10/11/2019, Công an xã Lương Sơn đã lập biên bản

xác minh có sự chứng kiến của Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Sơn, xã Lương Sơn và đại diện gia đình đối tượng (cụ thể mẹ đẻ của Lương Xuân Quý là bà Hà Thị Tư) về việc Lương Xuân Quý nghiện ma túy đã lâu, thường xuyên tụ tập, lang thang cùng các đối tượng nghiện ma túy và thường xuyên bỏ nhà đi khỏi địa phương, kèm theo đó là Giấy báo cáo của bà Hà Thị Tư mẹ đẻ đối tương Lương Xuân Quý. Ngày 11/11/2019, Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa ra quyết định số 207/QĐ - UBND về việc giao cho Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian chờ lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đã được Phòng Tư pháp huyện Thường Xuân thẩm định tính pháp lý và chuyển Phòng LĐ – TB & XH huyện Thường Xuân xem xét đề nghị. Ngày 11/12/2019, TAND Thường Xuân thụ lý hồ sơ đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC đối với Lương Xuân Quý. Ngày 16/12/2019, TAND huyện Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện; ngay sau đó, các quyết định đã được chuyển tới Lương Xuân Quý tại cơ sở cai nghiện ma túy số 1 thuận lợi.

Có thể thấy việc giao đối tượng nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước để cắt cơn giải nghiện, sau đó cơ quan lập hồ sơ và cơ quan đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ cho Tòa án xem xét, quyết định đảm bảo trật tự an toàn xã hội và thuận lợi hơn cho các cơ quan tiến hành các hoạt động tống đạt và thi hành quyết định. Những trường hợp như vậy giảm thiểu được việc các đối tượng trốn tránh hoặc bỏ trốn khỏi địa phương, dẫn tới khó thực hiện quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Từ khi thụ lý đến khi Tòa án ra quyết định áp dụng có 15 ngày thời gian rất ngắn; trong khi đó các thủ tục bắt buộc yêu cầu chặt chẽ, nhưng khoảng cách giữa trung tâm cai nghiện rất xa trụ sở Tòa án (có nơi hàng trăm km) và Tòa án phải tống đạt nhiều văn bản cho đương sự dẫn đến rất khó khăn cho Tòa án.

Một thực tế mà luận văn muốn đề cập là việc triệu tập các đối tượng để tống đạt trực tiếp các văn bản tố tụng nhưng các đối tượng nghiện ma túy thường không hợp tác. Ví dụ như trên địa bàn Thường Xuân là huyện có diện tích rộng, một số xã như Bát Mọt cách trung tâm thị trấn 70 km, xã Yên Nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 57)