1) Ta có thể tìm các bộicủa một số bằng cách của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0; 1; 2; 3... 2) Ta có thể tìm ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Hoạt động 3 : Củng cố
Làm ?4
Tìm các ước của 1 và tìm một vài bội của 1.
Từ ?4 nêu các chú ý về ước và bội của số 1 Số 1 chỉ có một ước là 1 Số 1 là ước của bất kì số tự nhiên nào. 111/44.
a/ Tìm bội của 4 trong các số : 8; 14; 20; 25
b/ Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.
c/ Viết dạng tổng quát các số là bội của 4
112/ 44. Tìm các ước của 4, của 6, của 9, của 13 và của 1.
Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 113, 114/44 a/ Bội của 4 là 8; 20 b/ {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28} c/ 4k với k ∈ N Ư(4) = {1; 2; 4} Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Bài: SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ .BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
Tiết:25
Ngày soạn :28/10/02 Ngày dạy : 31/10/02(6A2),2/11/02(6A1)
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức cơ bản: Học sinh nắm được dịnh nghĩa số nguyên tố, hợp số.
2.Kỹ năng: Biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.
3.Thái độ: Biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết để nhận biết một hợp số.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Thầy: Giáo án.SGK ,phấn màu
Trò: Ghi sẵn vào bảng phụ các số tự nhiên từ 2 đến 100.
III. Tiến trình bài dạy :
Giáo án số học 6
HOẠT ĐỌÂNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Số nguyên tố, hợp số
Đặt vấn đề: Mỗi số 2; 3; 5; 7 có bao nhiêu ước?
Giáo viên căn cứ vào câu trả lời của học sinh để giới thiệu bài. Xét bảng trong sách giáo khoa. Giáo viên viết dòng các số a (2; 3; 4; 5; 6)
Giáo viên giới thiệu số nguyên tố, hợp số. Củng cố: làm ? Trong các số 7; 8; 9 số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao? Số 0 là số nguyên tố hay hợp số ? Số 1 là số nguyên tố hay hợp số ? Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 ? Các số sau là số nguyên tố hay hợp số ?
102; 513; 145; 11; 13
Hoạt động 2 : Lập bảng số