Từ thế kỷ thứ 15, học giả nước Việt là Nhân Thân Trung đã nhận định: “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Một quốc gia vững mạnh, giàu có không chỉ bởi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, không chỉ bởi có nhiều máy móc, công nghệ hiện đại hay có nhiều tiền gửi nhà băng mà còn bởi có một nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, có đủ khả năng làm chủ những nguồn tài nguyên khác.
Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đã diễn ra trên toàn thế giới, nước ta cũng đã hội nhập nền kinh tế thế giới, gia nhập ASEAN, APEC, WTO,... Như vậy quá trình hợp tác kinh tế cũng sẽ được mở rộng hơn, các Công ty dần từng bước đi ra thị trường thế giới. Vì vậy, xu hướng này đòi hỏi nguồn nhân lực phải liên tục nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu công việc, tăng lợi thế cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới, và trong khu vực.
Nâng cao thể lực cho người lao động nói chung và những người làm công tác du lịch nói riêng là một yêu cầu không thể xem nhẹ trong phát triển nhân lực. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa với việc áp dụng phổ biến các kỹ thuật và công nghệ hiện đại không chỉ đòi hỏi chất lượng trí tuệ cao của nguồn nhân lực mà còn đòi hỏi một lớp người lao động ngày càng có sức khỏe tốt, thể lực tốt.Không những vậy, những phẩm chất này sẽ giúp con người không bị cám dỗ bởi những mặt trái của cơ chế thị trường, nơi đồng tiền và lợi ích có thể làm đảo lộn luân thường đạo lý và trà đạp lên lương tâm, phẩm hạnh con người. Xuất phát từ đó nên Đại hội Đảng lần thứ XI đã coi đào tạo nguồn nhân lực là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá để đưa đất nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011).
Như vậy, mỗi người lao động giỏi là tế bào khỏe mạnh của một tổ chức phát triển và mỗi tổ chức thành công là một cơ thể khỏe mạnh của một quốc gia hưng thịnh.