Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Nguyen-Tuan-Viet-CHQTKDK3 (Trang 26 - 27)

Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi trong phân tích số liệu nhằm xác định được xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp này tiến hành thông qua việc xem xét, đối chiếu các hiện tượng kinh tế, các chỉ tiêu để đánh giá xu hướng biến động chung. Để thực hiện phương pháp so sánh, cần lưu ý các vấn đề cơ bản bao gồm: gốc để so sánh, điều kiện và mục tiêu so sánh.

+ Điều kiện so sánh:

- Nội dung kinh tế của các chỉ tiêu được so sánh phải giống nhau. - Phương pháp tính các chỉ tiêu được so sánh phải giống nhau. - Đơn vị tính của các chỉ tiêu được so sánh phải giống nhau. - Độ dài thời gian tính các chỉ tiêu được so sánh phải giống nhau. + Mục tiêu so sánh

Mục tiêu so sánh chính là xác định xu hướng, mục tiêu biến động. Khi tiến hành so sánh cần làm rõ mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối.

- Mức độ biến động tuyệt đối được đo lường bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ.

- Mức độ biến động tương đối được đo lường bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu thực tế với trị số của kỳ gốc được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu liên quan.

Nội dung của phương pháp so sánh:

+ So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước để xác định xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.

+So sánh số liệu chỉ tiêu thực hiện với số liệu kế hoạch đặt ra, số liệu của doanh nghiệp với số liệu của doanh nghiệp khác, của trung bình ngành để đánh giá mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

+So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể

+ So sánh theo chiều ngang trong nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian [11].

Một phần của tài liệu Nguyen-Tuan-Viet-CHQTKDK3 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w