Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Đvt: triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I. Tiền và các khoản tương 865 0,89 4.090 4,06 2.933 3,03 5.169 4,33 3.511 3,00 đương tiền II. Các khoản 13.384 13,70 15.878 15,77 11.974 12,35 14.075 11,80 10.526 8,99 phải thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho 82.459 84,38 80.092 79,54 78.360 80,83 99.217 83,19 102.615 87,64 IV. TS ngắn hạn 1.013 1,04 627 0,62 3.678 3,65 807 0,80 430 0,43 khác Tài sản ngắn 97.723 100 100.690 100 96.946 100 119.269 100 117.083 100 hạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng)
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng, vốn bằng tiền năm 2013 là 865 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,89%, năm 2014 tăng lên là 4,09 tỷ đồng chiếm 4,06%, năm 2015 chỉ tiêu này chiếm 3,03% tương ứng với 2,93 tỷ đồng, đến năm 2016 chỉ tiêu này ở mức 5,16 tỷ đồng tương đương 4,33% và năm 2017 là 3,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3%. Như vậy, chỉ tiêu này mặc dù có sự biến động nhưng luôn ở ngưỡng hợp
lý đảm bảo được các hoạt động chi thường xuyên phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong suốt giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 công ty chỉ tiến hành đầu tư cho ngành nghề sản xuất kinh doanh quạt điện, linh kiện lắp ráp quạt điện không tiến hành đầu tư chứng khoán, đầu tư ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên vào năm 2014 và năm 2016 và giảm vào các năm 2015, 2017. Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn là 13,38 tỷ đồng, năm 2014 là 15,87 tỷ đồng, năm 2015 là 11,97 tỷ đồng, năm 2016 là 14,07 tỷ đồng và năm 2017 chỉ tiêu này là 10,52 tỷ đồng. Mức tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản ngắn hạn từ năm 2013 đến năm 2017 lần lượt là 13,7%, 15,77%, 12,35%, 11,8% và 8,99%. Khoản phải thu chính là phần vốn của công ty bị chiếm dụng, công ty nên lưu ý quản lý chặt chẽ với khoản mục này.
Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. Năm 2013, hàng tồn kho ở mức 82,5 tỷ đồng chiếm 84,38%, năm 2014 hàng tồn kho giảm còn 80,09 tỷ đồng tương đương 79,54%, năm 2015, chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống đến mức 78,36% nhưng tỷ trọng lại tăng lên là 80,83%, năm 2016 là 14,07 tỷ đồng tương đương 83,19% và năm 2017 số liệu về hàng tồn kho là 102,6 tỷ đồng ứng với 87,6%. Như vậy, hàng tồn kho của công ty luôn chiếm từ gần 80% đến xấp xỉ 90% và số liệu này luôn ở mức cao. Điều này là do thị trường quạt điện hiện nay đã bão hòa. Do vậy, công ty cần chú ý đến việc dự trữ một lượng hàng tồn kho vừa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường để tránh để vốn bị ứ đọng, giảm hiệu quả sinh lời của đồng vốn.
Các tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu tài sản lưu động, lần lượt là 1,04% năm 2013, 0,62% năm 2014, 3,65% năm 2015, 0,8% năm 2016 và 0,43% năm 2017.