Bình Dương của chính quyền Obama
Học viên: Nguyễn Thu Phương
Chiến tranh lạnh kết thúc, châu Á-Thái Bình Dương vẫn nổi lên là khu vực thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc. Các chính quyền Clinton và Bush vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh ở khu vực này về mặt an ninh quân sự, đồng thời gia tăng chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề theo ý đồ của Mỹ. Năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng với đó là hệ quả nặng nề từ chính sách của các chính phủ tiền nhiệm, Mỹ đứng trước nhiều thách thức, thế và lực của Mỹ bị suy yếu. Do vậy, Mỹ đặc biệt quan tâm tới những lợi ích chiến lược của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương với quyết định “xoay trục” của chính quyền Obama. Mỹ quay trở lại khu vực này với sự trợ giúp từ các “điểm tựa” đồng minh. Vừa tăng cường liên kết quân sự, gia tăng hợp tác kinh tế, Mỹ yêu cầu các đồng minh “gánh vác” nhiều hơn trong các vấn đề quốc tế. Quá trình triển khai chính sách đối với các đồng minh cùng những điều chỉnh của Mỹ không chỉ tác động đến các nước này, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Luận văn với đề tài “Chính sách đối với các đồng minh truyền thống tại châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama” tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với các nước đồng minh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (bao gồm cơ sở hoạch định, nội dung chính sách và những bước triển khai trên thực tế).
Từ phân tích những nét cơ bản nhất trong động cơ hình thành quan hệ đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến những đánh giá chính sách của Mỹ đối với các đồng minh này trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh làm cơ sở so sánh, luận văn nghiên cứu chính sách đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cụ thể, phần đầu nêu chính sách đối với đồng minh của hai thời Tổng thống Bill Clinton và George W.Bush; phần tiếp theo trọng tâm đi sâu phân tích chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với từng nước đồng minh, nhất là trong lĩnh vực an ninh quân sự mà Mỹ và các nước đã ký kết hiệp ước đồng minh trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, chỉ ra cách ứng xử của những nước này đối với Mỹ.
Trên cơ sở những tính toán lợi ích của Mỹ đối với khu vực trước những thách thức mà Mỹ cũng như các nước đồng minh đã và sẽ tiếp tục phải đối mặt trong thời gian tới, phần kết của luận văn đưa ra những dự đoán về khả năng điều chỉnh chính sách trong quan hệ đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, khi mà Mỹ có sự thay đổi chính quyền mới.