Tài: Quá trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN và đóng góp của Việt Nam

Một phần của tài liệu tom-tat-lv-qhqt-k13-2012-2014 (Trang 39 - 40)

góp của Việt Nam

Học viên: Lê Thị Thùy Dung

Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, kinh tế và văn hóa có thể được xem là hai nguồn lực lớn nhất quy định hành vi của con người. Thực tế này khẳng định rõ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn của chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng ta đã đề ra. Việt Nam tuy gia nhập ASEAN từ năm 1995 nhưng vẫn đang nằm trong nhóm các nước kém phát triển của hiệp hội, việc nghiên cứu về cơ chế hợp tác trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) sẽ giúp tìm ra mô hình để phát triển văn hóa - xã hội giữa Việt Nam - ASEAN, khai thác lợi ích cao nhất khi Việt Nam tham gia cộng đồng này.

Thời hạn hình thành ASCC đang đến gần, việc nghiên cứu, phân tích thành tựu, khó khăn và thách thức trong xây dựng Cộng đồng ASEAN trên mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa - xã hội để từ đó có giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng cộng đồng là vấn đề mang ý nghĩa cấp bách.

Bên cạnh đó, việc phân tích những đóng góp của Việt Nam để rút kinh nghiệm, phát huy hơn nữa vai trò, đẩy mạnh những đóng góp đó cho Cộng đồng cũng như nghiên cứu sâu về ASCC sẽ giúp hiểu toàn diện hơn về liên kết văn hóa - xã hội này để đưa ra những sáng kiến, biện pháp nhằm thực hiện thành công ASCC nói riêng và AEC nói chung trong tương lai.

Luận văn “Quá trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và đóng góp của Việt Nam” đã giải thích quá trình hình thành và xây dựng ASCC từ 2003 đến nay, phân tích các yếu tố tác động, cơ hội và thách thức đối với ASCC cũng như cung cấp các kịch bản triển vọng của ASCC. Luận văn cũng đã đóng góp một số khuyến nghị chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng ASCC và nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam.

Một phần của tài liệu tom-tat-lv-qhqt-k13-2012-2014 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w