Âu: Thành tựu và triển vọng
Học viên: Phạm Thị Thu Hương
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990) đến nay, quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã trải qua một quá trình phát triển tích cực và năng động. EU hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ đến ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ với EU cũng như với các nước thành viên EU. Phát triển quan hệ với EU nằm trong chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới.Trong hơn 20 năm qua, quan hệ hai bên đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng. Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng tăng cường hợp tác nhiều mặt, tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên.
Việc ký chính thức Hiệp định PCA và việc đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam - EU là bước phát triển hết sức quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - EU chuyển sang một giai đoạn mới theo tinh thần đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Đặc biệt trong tình hình thế giới đang phát triển theo xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa với nhiều diễn biến thuận nghịch đan xen, nội bộ EU cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như vấn đề nợ công, những bất đồng trong chính sách đối ngooại… thì vấn đề nhận thức đầy đủ tình hình của Việt Nam đối với một đối tác lớn là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - EU trong tiến trình xây dựng quan hệ hợp tác – đối tác toàn diện trong bối cảnh đầu thế kỷ 21 để có cách nhìn đúng đắn, đầy đủ về thực trạng cũng như triển vọng quan hệ của hai bên, từ đó đưa ra những dự báo, khuyến nghị nhằm tận dụng tối đa những thuận lợi, hạn chế những khó khăn để đưa mối quan hệ hợp tác – đối tác toàn diện đi vào thực chất.
Luận văn với đề tài: “Quan hệ hợp tác – đối tác toàn diện Việt Nam – Liên minh châu Âu: Thành tựu và triển vọng” đã tập trung nghiên cứu cơ sở xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, thành tựu mối quan hệ này cũng như phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn tác động đến mối quan hệ giữa hai bên nhằm đưa ra dự báo triển vọng đến năm 2020.
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá nói trên, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất phương hướng và một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu trong thời gian tới trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực, tương xứng với tiềm năng của hai bên.