Tài: Quan hệ Nga Trung Quốc trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) từ năm 2001 đến nay và chiều hướng vận động đến năm

Một phần của tài liệu tom-tat-lv-qhqt-k13-2012-2014 (Trang 53 - 55)

(SCO) từ năm 2001 đến nay và chiều hướng vận động đến năm 2020

Học viên: Lương Thị Ngọc

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đóng vai trò là khuôn khổ cho quan hệ Nga – Trung Quốc tại Trung Á. Nắm vững quan hệ Nga – Trung Quốc trong SCO, giúp Việt Nam có thể hoạch định tốt chính sách đối ngoại không chỉ với Trung Quốc, Nga mà còn với các nước thành viên, các quan sát viên, đối tác đối thoại của SCO. Năm 2001 đánh dấu sự ra đời của SCO và sự kiện Nga và Trung Quốc ký “Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Trung – Nga” nhằm thúc đẩy toàn diện quan hệ song phương lên cấp độ cao hơn; còn năm 2020 là năm kết thúc của 2 thập niên đầu thế kỷ XXI, là mốc lịch sử quan trọng đã được chọn làm năm kết thúc cho nhiều chương trình, kế hoạch phát triển trọng đại trên phạm vi các quốc gia cũng như trên quy mô toàn cầu. Dựa vào những lập luận trên, học viên chọn “Quan hệ Nga – Trung Quốc trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) từ năm 2001 đến nay và chiều hướng vận động đến năm 2020” làm đề tài luận văn.

Bố cục của luận văn gồm 3 chương. Chương 1 khái quát diễn biến quan hệ Nga – Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2000 và từ năm 2001 đến nay. Tiếp đó phân tích quá trình hình thành và phát triển của SCO một cách có hệ thống từ tổ chức, hoạt động của SCO đến các lĩnh vực hợp tác, hạn chế của tổ chức này. Chương 2 tập trung phân tích lợi ích của Nga, Trung Quốc trong SCO và tại Trung

Á tiếp đó là những thành quả của Hợp tác Nga – Trung Quốc cũng như cạnh tranh Nga – Trung Quốc trong khuôn khổ SCO và tại Trung Á trong các lĩnh vực, điển hình là chính trị, an ninh, kinh tế. Chương 3 đưa ra những dự báo về tương lai của Quan hệ Nga – Trung Quốc trong SCO đến năm 2020 trên cơ sở các phân tích về bối cảnh thế giới và khu vực Trung Á cùng với sự vận động của quan hệ Nga – Trung Quốc và SCO trong cùng giai đoạn.

54. Đề tài: Chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ với khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh Lạnh

Một phần của tài liệu tom-tat-lv-qhqt-k13-2012-2014 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w