7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu của NLĐ
Thời gian qua, TTQGDVVL đã thể hiện sự quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ thông qua các tổ chức Đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên. Trung tâm cũng tổ chức đại hội VC, NLĐ hằng năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của NLĐ trong thời gian làm việc tại Trung tâm, qua đó biết được tâm tư nguyện vọng, khúc mắc của họ để tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên các biện pháp tạo động lực chủ yếu của Trung tâm hiện nay chưa tập trung được vào từng nhóm lao động mà lại thực hiện dàn trải do hiện nay Trung tâm vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào nhằm xác định, hiểu rõ được nhu cầu của từng đối tượng lao động trong Trung tâm.
Thông qua Hội nghị viên chức, người lao động hằng năm, ngoài việc tổng kết đánh giá hoạt động năm qua và phương hướng nhiệm vụ cho năm sắp tới, lãnh đạo Trung tâm đã có những ý kiến của người lao động xung quanh công tác chuyên môn và vấn đề đời sống của họ. Đặc điểm của Trung tâm là lao động trẻ chiếm đa số và hơn nửa là người lao động chưa thi vào ngạch viên chức.
Nhằm có cái nhìn tổng quan, tác giả đã phát 57 phiếu khảo sát về các nhu cầu chính mà người lao động thường mong muốn ở bất cứ tổ chức nào. Kết quả như sau:
STT Các nhu cầu của NLĐ Đồng ý Không Không có Ghi chú đồng ý ý kiến
1 Phân công nhiệm vụ rõ ràng 57 0 0
2 Trang bị đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất 57 0 0
3 Đào tạo phát triển 57 0 0
4 Được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi 57 0 0
5 Khám sức khỏe định kỳ hàng năm 57 0 0
6 Đánh giá đúng khả năng làm việc 57 0 0
7 Khen thưởng, kỷ luật phân minh 57 0 0
8 Nâng cao vai trò của các tổ chức Công 53 0 4 đoàn, Đoàn thanh niên
Tiếp đó, để đánh giá khách quan thực trạng tạo động lực lao động tại Trung tâm, tác gỉả đã tiến hành điều tra tiếp 57 phiếu khảo sát để nghiên cứu các hoạt động tạo động lực lao động cũng như mức độ hài lòng của người lao động tại Trung tâm. (Cụ thể được nêu ở các phần tiếp theo).