7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp
1.2.2. Phụ cấp lương
Phụ cấp lương là khoản tiền doanh nghiệp trả thêm cho NLĐ do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong điều kiện khơng bình thường. Phụ cấp có tác dụng tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế.
Các khoản phụ cấp mà NLĐ được hưởng có thể được xem như một phần bổ sung thêm cho tiền lương cơ bản, mặc dù về hình thức biểu hiện nó khơng phải là lương cơ bản. Phụ cấp lương có thể được “ẩn” vào trong tiền lương, có thể được tách ra khỏi lương. Chẳng hạn, trong tổ chức có thể quy định người giữ chức vụ lãnh đạo được hưởng lương cơ bản kèm theo phụ cấp chức vụ lãnh đạo, hoặc có thể quy định lương theo chức vụ (phụ cấp chức vụ lãnh đạo được lồng vào trong lương)
Phụ cấp lương có thể được biểu hiện bằng tiền, hiện vật hoặc hình thức khác (dưới dạng hữu hình hoặc vơ hình). Tùy thuộc vào mục tiêu ưu tiên và định hướng phát triển của mỗi đơn vị mà doanh nghiệp có thể quy định các chế độ phụ cấp đặc thù. Trong nhiều trường hợp, phụ cấp lương cịn là một khoản khuyến khích tài chính nhằm hướng tới việc đạt được mục tiêu phát triển của tổ chức, chẳng hạn một số tổ chức quy định chế độ phụ cấp ngoại ngữ, phụ cấp vi tính để khuyến khích NLĐ phấn đấu nâng cao trình độ ngoại ngữ và vi tính.
Ở Việt Nam, trong khu vực kinh tế Nhà nước có áp dụng rất nhiều loại phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp độc hại nguy hiểm; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp thu hút; Phụ cấp lưu động,… Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp thường ít quan tâm đến các loại phụ cấp này. Khi trả lương cho NLĐ theo từng thỏa thuận cụ thể, NSDLĐ thường tính ln các yếu tố khơng ổn định vào tiền lương.
Phụ cấp lương có tác dụng kích thích NLĐ làm việc tốt hơn trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường. Do đó, phần lớn các loại tiền phụ cấp thường được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của môi trường làm việc không thuận lợi đến sức khỏe, sự thoải mái của NLĐ tại nơi làm việc.
Phụ cấp lương chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thu nhập của NLĐ nhưng nó phần nào bù đắp những hao phí lao động mà trong lương cơ bản chưa tính đến. Việc thực hiện các chế độ phụ cấp lương góp phần đảm bảo tái sản xuất sức lao động, làm tăng thêm thu nhập cho NLĐ; tạo lòng tin của NLĐ, cho họ thấy được sự quan tâm của tổ chức tới mình qua đó tạo động lực lao động, đảm bảo các quyền và lợi ích của NLĐ, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.